3 công trình hạ tầng gần 27.000 tỷ làm thay đổi diện mạo phía Bắc Thủ đô
Đường cao tốc Nhật Tân –Nội Bài, đường 5 kéo dài sắp được thông xe, đường Võ Nguyên Giáp là những tuyến đường huyệt mạch, hiện đại kết nối trung tâm Thủ đô với Đông Anh –Nội Bài.
- 11-09-2014Cầu Nhật Tân sẽ có 2 tên gọi?
- 09-09-2014Sốt đất ảo khu vực cầu Nhật Tân
- 28-08-2014Đất quanh cầu Nhật Tân đang tăng giá
Cầu Nhật Tân - Trị giá hơn 13.600 tỷ
Cầu Nhật Tân nằm trên tuyến đường vành đai 2 của Hà Nội và được khởi công vào tháng 3/2009, với tổng số vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chiều dài 8,95km với quy mô 8 làn xe chạy, mặt cắt ngang rộng 33,2m.
Đoạn đường nối từ Xuân La lên cầu Nhật Tân đã thông xe
Khi cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp thông xe, thì việc kết nối giữa khu dân cư tại Vĩnh Ngọc, Phương Trạch, Ngọc Giang, Hải Bối (thuộc Đông Anh –bên kia cầu Nhật Tân) với khu trung tâm Hà Nội chỉ với 1 cây cầu, thời gian di chuyển rút ngắn hơn rất nhiều với khoảng 15 phút chạy xe.
Đường Võ Nguyên Giáp 6.700 tỷ
Toàn tuyến dài 12 km, trị giá 6.700 tỷ đồng mặt cắt ngang phạm vi giải phóng mặt bằng của tuyến đường lên tới 100m, quy mô xây dựng 6 làn xe với bề rộng nền đường 32m, và 2 đường gom.
Đoạn đường dẫn lên cầu Nhật Tân thuộc địa phận Vĩnh Ngọc đi Bưởi -Cầu Giấy (cách Bưởi khoảng 11km)
Đường 5 kéo dài 6.661 tỷ đồng
Toàn tuyến dài 13,5km, điểm đầu từ cầu Chui (Gia Lâm) qua cầu Đông Trù nối với Bắc Thăng Long –Nội Bài. Hiện các công trình đang đẩy nhanh tiến độ thi công để cơ bản hoàn thành, và khánh thành cùng với cầu Nhật Tân vào tháng 1/2015.
Đường 5 kéo dài đi Bắc Thăng Long cũng đã sẵn sàng thông xe
Như vậy, với 3 dự án hạ tầng giao thông quan trọng tổng giá trị lên tới gần 27.000 tỷ đồng, kết nối giữa đường 5 kéo dài với cầu Nhật Tân qua nút giao Vĩnh Ngọc và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, tạo nên giao thông đồng bộ toàn bộ trục đường vành đai 2 từ đường quốc lộ 5 - nút giao cầu Chui - đường 5 kéo dài - cầu Đông Trù - nút giao Vĩnh Ngọc - cầu Nhật Tân với đường vành đai 2 Nhật Tân - Cầu Giấy và sân bay quốc tế Nội Bài.
Khi đi vào sử dụng, trục giao thông này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Thủ đô ra sân bay quốc tế Nội Bài chỉ bằng một nửa so với hiện tại. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển đô thị và kinh tế xã hội ở các địa phương mà tuyến đường đi qua.
>>>Cầu Nhật Tân nối liền hai bờ sông Hồng, nhà đất Đông Anh diễn biến thế nào?
Gia Bảo