Cầu Vĩnh Thịnh: Huyết mạch liên kết các đô thị vệ tinh với Hà Nội
Cầu Vĩnh Thịnh có tổng chiều dài là 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m.
Cầu Vĩnh Thịnh - cây cầu dài nhất vượt sông Hồng nối thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa hợp long và dự kiến sẽ hoàn thành vào dịp 30-4-2014, vượt tiến độ 8 tháng. Việc hoàn thành sớm dự án sẽ góp phần kết nối giao thương, rút ngắn thời gian lưu thông giữa Hà Nội với Vĩnh Phúc và các tỉnh Tây Bắc.
Cầu Vĩnh Thịnh có tổng chiều dài là 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m. Điểm đầu dự án tại nút giao quốc lộ 32 với tuyến tránh Sơn Tây; điểm cuối vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m và kết nối với quốc lộ 2C. Cầu vượt sông Hồng tại vị trí cách bến phà Vĩnh Thịnh khoảng 150m phía hạ lưu.
Lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) đánh giá, cầu Vĩnh Thịnh sẽ là huyết mạch nằm trên tuyến đường vành đai 5 liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh khu vực Hà Nội, kết nối mạng lưới giao thông từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định… và ngược lại nên có vai trò hết sức quan trọng giảm tải cho giao thông nội đô Hà Nội và vùng lân cận.
Ngày 14-12, Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các nhà thầu đã hợp long cầu Vĩnh Thịnh tại nhịp KN5, trụ P10-P11. Tại đây, đại diện đơn vị chủ đầu tư cho biết, với việc hợp long toàn bộ cầu chính vượt sông vào giữa tháng 12-2013 sẽ giúp các đơn vị thi công hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp 30-4-2014, vượt tiến độ khoảng 8 tháng. Tính đến thời điểm này, toàn bộ dự án đã đạt 85% khối lượng. 15% khối lượng công việc còn lại là các hạng mục liên quan đến hoàn thiện và phụ trợ.
Để có kết quả vượt mong đợi, không thể không nhắc đến nỗi vất vả của những người thợ cầu ngày đêm lăn lộn trên công trường. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) Cấn Hồng Lai cho biết, đây là dự án có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, được quản lý điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình thi công, nhà thầu đã nỗ lực tối đa, tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất cho cầu Vĩnh Thịnh như: Công ty Thi công cơ giới 1, Xí nghiệp Cầu 17, 18, Công ty Xây dựng 123… Cùng với tiến độ thì chất lượng, an toàn luôn được Tổng Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Tại lễ hợp long nối thông hai bờ, lại nhớ đến thời điểm vượt lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6-2012. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của dự án. Trong nghề thợ cầu, nhất là với những con sông hung dữ, nước chảy xiết như sông Hồng, nếu không vượt được lũ đúng thời gian thì không thể nói tới chuyện vượt tiến độ. Những ngày đó, lãnh đạo, kỹ sư, công nhân của Cienco1 phải căng hết sức mình trong cái nắng, cái nóng luôn ở mức 38-39 độ C để vượt được lũ. Lũ dâng tới đâu phải tổ chức đắp bao cát tới đó, vừa đắp vừa đổ bê tông trụ…
Những ngày này, những người thợ cầu Cienco1 vẫn đang tất bật để dự án sớm về đích. Cách đó không xa, những con phà cũ kỹ vẫn đang âm thầm đưa khách qua sông. Cũng giống như nhiều cây cầu hiện đại khác trên mọi miền đất nước, khi hoàn thành và đưa vào khai thác thì cũng là lúc những chuyến phà qua sông dần trở thành kỷ niệm với mỗi người dân đôi bờ cũng như với những ai đã từng một lần qua đó. Nhưng chắc chắn, sẽ không ai tiếc nuối lâu, bởi cây cầu mới được hình thành chính là hiện thân của văn minh, của sự phát triển. Cầu Vĩnh Thịnh đang chuẩn bị đón nhận sứ mệnh to lớn ấy.
Cầu Vĩnh Thịnh có tổng chiều dài là 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m. Điểm đầu dự án tại nút giao quốc lộ 32 với tuyến tránh Sơn Tây; điểm cuối vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m và kết nối với quốc lộ 2C. Cầu vượt sông Hồng tại vị trí cách bến phà Vĩnh Thịnh khoảng 150m phía hạ lưu.
Lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) đánh giá, cầu Vĩnh Thịnh sẽ là huyết mạch nằm trên tuyến đường vành đai 5 liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh khu vực Hà Nội, kết nối mạng lưới giao thông từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định… và ngược lại nên có vai trò hết sức quan trọng giảm tải cho giao thông nội đô Hà Nội và vùng lân cận.
Ngày 14-12, Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các nhà thầu đã hợp long cầu Vĩnh Thịnh tại nhịp KN5, trụ P10-P11. Tại đây, đại diện đơn vị chủ đầu tư cho biết, với việc hợp long toàn bộ cầu chính vượt sông vào giữa tháng 12-2013 sẽ giúp các đơn vị thi công hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp 30-4-2014, vượt tiến độ khoảng 8 tháng. Tính đến thời điểm này, toàn bộ dự án đã đạt 85% khối lượng. 15% khối lượng công việc còn lại là các hạng mục liên quan đến hoàn thiện và phụ trợ.
Để có kết quả vượt mong đợi, không thể không nhắc đến nỗi vất vả của những người thợ cầu ngày đêm lăn lộn trên công trường. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) Cấn Hồng Lai cho biết, đây là dự án có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, được quản lý điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình thi công, nhà thầu đã nỗ lực tối đa, tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất cho cầu Vĩnh Thịnh như: Công ty Thi công cơ giới 1, Xí nghiệp Cầu 17, 18, Công ty Xây dựng 123… Cùng với tiến độ thì chất lượng, an toàn luôn được Tổng Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Tại lễ hợp long nối thông hai bờ, lại nhớ đến thời điểm vượt lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6-2012. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của dự án. Trong nghề thợ cầu, nhất là với những con sông hung dữ, nước chảy xiết như sông Hồng, nếu không vượt được lũ đúng thời gian thì không thể nói tới chuyện vượt tiến độ. Những ngày đó, lãnh đạo, kỹ sư, công nhân của Cienco1 phải căng hết sức mình trong cái nắng, cái nóng luôn ở mức 38-39 độ C để vượt được lũ. Lũ dâng tới đâu phải tổ chức đắp bao cát tới đó, vừa đắp vừa đổ bê tông trụ…
Những ngày này, những người thợ cầu Cienco1 vẫn đang tất bật để dự án sớm về đích. Cách đó không xa, những con phà cũ kỹ vẫn đang âm thầm đưa khách qua sông. Cũng giống như nhiều cây cầu hiện đại khác trên mọi miền đất nước, khi hoàn thành và đưa vào khai thác thì cũng là lúc những chuyến phà qua sông dần trở thành kỷ niệm với mỗi người dân đôi bờ cũng như với những ai đã từng một lần qua đó. Nhưng chắc chắn, sẽ không ai tiếc nuối lâu, bởi cây cầu mới được hình thành chính là hiện thân của văn minh, của sự phát triển. Cầu Vĩnh Thịnh đang chuẩn bị đón nhận sứ mệnh to lớn ấy.
Dự án cầu Vĩnh Thịnh được khởi công xây dựng vào cuối tháng 12-2011 với tổng mức đầu tư 137 triệu USD, sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. |
Theo Tuấn Lương