Chuyển chung cư ngoại giao đoàn thành nhà xã hội
Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Hà Nội đang xin chuyển đổi khu chung cư thương mại tại lô đất NO1 và NO2 (Cổ Nhuế, Hà Nội) sang làm nhà ở xã hội.
Đề xuất này đã được Bộ Xây dựng thông qua và đang chờ các Sở ngành của Hà Nội hướng dẫn làm thủ tục để triển khai dự án.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố, căn cứ vào nhu cầu về nhà ở của các đối tượng dân cư, các quy định của pháp luật đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi dự án, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, hiện cả nước cần khoảng hơn 1 triệu căn nhà xã hội, riêng TP Hồ Chí Minh cần khoảng 134 căn, TP Hà Nội cần khoảng 111 nghìn căn.
Tuy vậy, kết quả phát triển nhà ở xã hội thời gian qua còn thấp so với kỳ vọng. Một phần do việc cung cấp nhà ở xã hội cũng cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục nhất định về đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép, vì thế cũng cần có thời gian. Việc phát triển nhà xã hội là một quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn được.
Mặt khác, một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc giải quyết các trình tự, thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án nhà ở xã hội, cũng như việc xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với tiêu chí cho vay theo quy định của NQ 02.
Nguyên nhân nữa đó là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay cũng còn quá thận trọng, dẫn đến việc chậm trễ trong việc xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, để được vay vốn ưu đãi thì sau khi có văn bản giới thiệu của Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp ngoài việc thực hiện 1 số thủ tục như: ký bản ghi nhớ với ngân hàng cho vay về việc tài trợ vốn vay, cung cấp các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và hồ sơ dự án để ngân hàng xem xét, đánh giá, thẩm định để xét duyệt hồ sơ vay vốn…, các ngân hàng còn đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.
Trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các TCTD mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố, căn cứ vào nhu cầu về nhà ở của các đối tượng dân cư, các quy định của pháp luật đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi dự án, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, hiện cả nước cần khoảng hơn 1 triệu căn nhà xã hội, riêng TP Hồ Chí Minh cần khoảng 134 căn, TP Hà Nội cần khoảng 111 nghìn căn.
Tuy vậy, kết quả phát triển nhà ở xã hội thời gian qua còn thấp so với kỳ vọng. Một phần do việc cung cấp nhà ở xã hội cũng cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục nhất định về đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép, vì thế cũng cần có thời gian. Việc phát triển nhà xã hội là một quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn được.
Mặt khác, một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc giải quyết các trình tự, thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án nhà ở xã hội, cũng như việc xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với tiêu chí cho vay theo quy định của NQ 02.
Nguyên nhân nữa đó là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay cũng còn quá thận trọng, dẫn đến việc chậm trễ trong việc xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, để được vay vốn ưu đãi thì sau khi có văn bản giới thiệu của Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp ngoài việc thực hiện 1 số thủ tục như: ký bản ghi nhớ với ngân hàng cho vay về việc tài trợ vốn vay, cung cấp các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và hồ sơ dự án để ngân hàng xem xét, đánh giá, thẩm định để xét duyệt hồ sơ vay vốn…, các ngân hàng còn đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.
Trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các TCTD mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan.
Theo Anh Đào