Dự án đô thị Sing-Việt và vụ kiện
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Sing-Việt có diện tích hơn 331 ha có chủ trương quy hoạch từ năm 1997.
Đến năm 2007, UBND TP đã ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất để giao cho Công ty Liên doanh đô thị Sing-Việt bao gồm các công ty Singapore cùng với Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư. Theo dự án, liên doanh này sẽ đầu tư xây dựng khu liên hợp thể thao, khu liên hợp du lịch, thương mại và khu căn hộ để ở. Vốn đầu tư lên đến hơn 300 triệu USD.
Thế nhưng từ khi có giấy chứng nhận đầu tư đến nay, chưa có bất kỳ hoạt động đầu tư đáng kể nào.
Năm 2007, phía Việt Nam (Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh) rút khỏi liên doanh này, chỉ còn bốn công ty nước ngoài đầu tư vào dự án. Do đó đến ngày 28-11-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất, thay đổi dự án Công ty Liên doanh đô thị Sing-Việt chuyển thành Công ty TNHH Đô thị Sing-Việt (Sing Viet City LTD), có 100% vốn nước ngoài, tiếp tục được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3-2008.
Ngày 1-12-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là ST.Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
- Ngày 29-8-2013, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã thụ lý vụ án về việc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Phía các công ty đầu tư yêu cầu tòa tuyên hủy các giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh; giữ nguyên tính hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu; buộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM liên đới bồi thường 300 triệu USD cho phía các công ty chủ đầu tư. Trước đó, bản án hành chính sơ thẩm ngày 8-7-2013 của TAND TP.HCM đã tuyên bác yêu cầu bên khởi kiện.
- Ngày 30-10-2013, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao đã xét xử phúc thẩm vụ án, do Thẩm phán Phạm Công Hùng làm chủ tọa. Tòa phúc thẩm nhận định:
“Có một số nội dung trong hợp đồng ngày 30-11-2007 và biên bản ghi nhớ cần làm rõ như: “… số tiền 300.000 USD là phí tư vấn cho việc nộp và đạt được chấp thuận cho việc rút vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh… đã trả 150.000 USD cho SMP để thanh toán chi phí này… chi các cơ quan Hà Nội 2.800.000 USD…”.
HĐXX phúc thẩm nhận thấy sự cần thiết phải làm rõ nội dung này để tòa án thực hiện quyền kiến nghị với UBND TP.HCM có biện pháp quản lý đầu tư tốt hơn, nhằm tạo môi trường đầu tư trong sạch, hiệu quả và chống tham nhũng trong công tác đầu tư theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính”.
Bản án phúc thẩm nhận định: Các chứng cứ mới (bản phôtô ngày 30-11-2007 và các biên bản ghi nhớ) mà người khởi kiện và các đương sự cung cấp trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là quan trọng để giải quyết vụ án mà không thể bổ sung được tại phiên tòa phúc thẩm nên hủy bản án sơ thẩm, giao cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Thế nhưng từ khi có giấy chứng nhận đầu tư đến nay, chưa có bất kỳ hoạt động đầu tư đáng kể nào.
Năm 2007, phía Việt Nam (Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh) rút khỏi liên doanh này, chỉ còn bốn công ty nước ngoài đầu tư vào dự án. Do đó đến ngày 28-11-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất, thay đổi dự án Công ty Liên doanh đô thị Sing-Việt chuyển thành Công ty TNHH Đô thị Sing-Việt (Sing Viet City LTD), có 100% vốn nước ngoài, tiếp tục được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3-2008.
Ngày 1-12-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là ST.Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
- Ngày 29-8-2013, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã thụ lý vụ án về việc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Phía các công ty đầu tư yêu cầu tòa tuyên hủy các giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh; giữ nguyên tính hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu; buộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM liên đới bồi thường 300 triệu USD cho phía các công ty chủ đầu tư. Trước đó, bản án hành chính sơ thẩm ngày 8-7-2013 của TAND TP.HCM đã tuyên bác yêu cầu bên khởi kiện.
- Ngày 30-10-2013, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao đã xét xử phúc thẩm vụ án, do Thẩm phán Phạm Công Hùng làm chủ tọa. Tòa phúc thẩm nhận định:
“Có một số nội dung trong hợp đồng ngày 30-11-2007 và biên bản ghi nhớ cần làm rõ như: “… số tiền 300.000 USD là phí tư vấn cho việc nộp và đạt được chấp thuận cho việc rút vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh… đã trả 150.000 USD cho SMP để thanh toán chi phí này… chi các cơ quan Hà Nội 2.800.000 USD…”.
HĐXX phúc thẩm nhận thấy sự cần thiết phải làm rõ nội dung này để tòa án thực hiện quyền kiến nghị với UBND TP.HCM có biện pháp quản lý đầu tư tốt hơn, nhằm tạo môi trường đầu tư trong sạch, hiệu quả và chống tham nhũng trong công tác đầu tư theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính”.
Bản án phúc thẩm nhận định: Các chứng cứ mới (bản phôtô ngày 30-11-2007 và các biên bản ghi nhớ) mà người khởi kiện và các đương sự cung cấp trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là quan trọng để giải quyết vụ án mà không thể bổ sung được tại phiên tòa phúc thẩm nên hủy bản án sơ thẩm, giao cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.