Kênh Tân Hóa - Lò Gốm cải tạo mới chính thức đưa vào sử dụng
Sáng 5/4, công trình cải tạo, nâng cấp kênh Tân Hóa- Lò Gốm đi qua 5 quận (TPHCM), có tổng vốn đầu tư 162 triệu USD, đã được khánh thành, đưa vào sử dụng.
- 04-04-2015Sẽ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2030
- 10-03-2015Xây dựng hai nút giao trên tuyến nối Tân Tạo-Chợ Đệm (TPHCM)
Đến dự lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TPH CM Lê Hoàng Quân, đại diện các bộ ngành trung ương và TPHCM cùng đông đảo người dân TP.
Đây là dự án thành phần số 4, cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị TP HCM (HUUP), dự án nâng cấp đô thị Việt Nam (VUUP). Dự án gồm 6 hạng mục, Dự án Tân Hòa – Lò Gốm thuộc hạng mục 2; nâng cấp ở hạ tầng cấp 1,2, đầu nối hạ tầng cấp 3 tại quận 6, 11, Tân Bình và Tân Phú.
Hạng mục này gồm có cải thiện hệ thống thoát nước cấp 2,3 với việc lắp đặt 26.253m cống trên 56 tuyến đường trong lưu vực. Cải thiện kênh và đường dọc kênh Tân Hòa – Lò Gốm, xây dựng 4 cây cầu. Hạng mục 3 là xây dựng quỹ nhà phục vụ tái định cư với 1.939 căn hộ và 529 đất nền…
Dự án được UBND TP HCM phê duyệt thực hiện ngày 10/10/2003 với tổng chiều dài kênh cải tạo là 7,5 km, với tổng mức đầu tư theo hạng mục chính kênh Tân Hóa – Lò Gốm là 146,15 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh bổ sung cầu Ông Buông 1,2: 166,647 triệu USD. Theo đơn vị phụ trách thi công là Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM thì giá trị trên chưa bao gồm 1.714,56 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng – tái định cư cho các hộ dân và tổ chức sống dọc hai bên kênh. Nguồn vốn cải tạo trên từ nugồn vốn vay IDA, vốn viện trợ không hoàn lại PHRD, vốn trong nước.
Sau khi cải tạo và nâng cấp, đã có 2.501m cống hộp bê tông cốt thép được đổ tại chỗ, hoàn thành 7.863m dài kè hai bên bờ kênh, xây dựng 11,515m đường lưu thông trên công hộp có từ 2 tới 4 làn xe và đường dọc kênh hở với một hoặc 2 làn xe. Trong đó đường rộng 13m dài khoảng 7.397m với chiều rộng 20m dài khoảng 1.050m. Hệ thống cống bao, giếng tác dòng nước thải sinh hoạt và nước thải do mưa với chiều dài 7.530m, độ sâu cống từ 4,5m – 8,7m.
Các công trình giao thông với 10 cây cầu bắc qua kênh từ nguồn vốn dư của hiệp định tín dụng bổ sung thêm việc xây dựng lại hai cây cầu mới là cầu ông Buông 1,2. Hệ thống chiếu sáng toàn tuyến gồm 1.317 đèn, hạng mục cảnh quan với diện tích 14.000m2 kết hợp hệ thống đường và môi trường xung quanh gồm caanh xanh, mảng xanh, bụi hoa, thảm cỏ…
Dựn án trên giúp 7 triệu người dân TP HCM, trong đó 2,5 triệu người được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả đầu tư công trình.
Theo chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân thì dự án khánh thành là một trong những thành quả lớn giúp phát triển kinh tế, xã hội và cảnh quan môi trường của thành phố.
Phát biểu tại lễ khánh thành, bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, dự án là một điển hình xuất sắc cấp quốc tế về công tác nâng cấp đô thị, ngoài ra công trình còn được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục chỉ bằng 1/3 thời gian cải tạo kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè.
“Dự án cũng chứng minh rằng TP HCM là một điển hình tốt cho các địa phương khác của Việt Nam về tăng trưởng xanh thông qua cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, cải thịện môi trường và cải thiện điều kiện sống của người nghèo đô thị, đồng thời giúp TPHCM tăng tính cạnh tranh kinh tế và trở thanh một thành phố đáng sống hơn”, bà Victoria Kwakwa cho biết.
Sau khi cắt băng khánh thành, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TPH CM cùng đại diện các tổ chức trong và ngoài nước đã tham quan, trồng cây xanh tại công viên dọc tuyến kênh.
Theo Anh Minh
Kinh tế và Đô thị