“Khách hàng có thể khởi kiện chủ đầu tư dự án Hei Tower”
Toàn bộ diện tích 4.480 m2 ban đầu được thiết kế dành cho văn phòng, hội trường cho thuê ở tầng 3, 4, 5 sẽ được Chủ đầu tư chia thành 61 căn hộ với diện tích từ 56m2, 65m2,77m2, 95m2 để bán.
Liên quan đến việc Công ty Cổ phần đầu tư điện lục Hà Nội tự ý chuyển đổi công năng tòa nhà nhà hỗn hợp Hei Tower đồng thời không tuân thủ hợp đồng đã ký, luật sư cho biết, khách hàng có quyền khởi kiện chủ đầu tư ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình mua bán căn hộ tại dự án “Toà nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê và nhà ở tại số 1, phố Nguỵ Như, Kon Tum, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” (Tòa nhà Hei Tower) của Công ty cổ phần đầu tư điện lực Hà Nội, chủ đầu tư và các bên đều ký hợp đồng rõ ràng.
Tuy nhiên, trái với những cam kết theo hợp đồng, gần đây, hàng chục khách hàng đã mua căn hộ tại tòa nhà Hei Tower phản ánh chủ đầu tư đã đơn phương điều chỉnh công năng sử dụng 3 tầng văn phòng, hội trường (tầng 3, 4, 5) thành nhà ở. Theo đó, toàn bộ diện tích 4.480 m2 ban đầu được thiết kế dành cho văn phòng, hội trường cho thuê ở tầng 3, 4, 5 sẽ được Chủ đầu tư chia thành 61 căn hộ với diện tích từ 56m2, 65m2,77m2, 95m2 để bán.
Anh Đỗ Vương Cường, một trong những khách hàng cho biết, hiện tại, việc chuyển đổi công năng sử dụng ở tầng 3, 4, 5 của tòa nhà mới được UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận chủ trương ngày 6/5/2014 chứ chưa có quyết định chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều sàn bất động sản có uy tín đã rao bán độc quyền 61 căn hộ ở 3 tầng của tòa nhà này. Theo nhẩm tính của anh Cường, việc chuyển đổi để bán 61 căn hộ này với mức giá trung bình từ 29 – 30 triệu đồng/m2 thì ước tính Công ty CP Đầu tư điện lực Hà Nội sẽ bỏ túi một khoản tiền không hề nhỏ, lên tới khoảng 130 tỷ đồng.
Trong đơn kiến nghị của mình, hàng chục khách hàng kiến nghị Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cần thu hồi lại văn bản đề xuất phê duyệt điều chỉnh thiết kế tòa nhà, tránh thiệt hại cho các hộ dân đang sinh sống trong tòa nhà. Đồng thời, Chủ đầu tư phải tôn trọng khách hàng trong việc chuyển đổi công năng của 3 tầng tòa nhà này.
Để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã liên hệ với ông Nghiêm Xuân Dục - Tổng Giám đốc Công ty CP Điện lực Hà Nội để thông tin tới bạn đọc diễn biến sự việc nhưng đến nay, sau nhiều lần liên lạc, ông Dục vẫn “bặt vô âm tín”. Trước đó, ông Dục cho biết qua điện thoại, các vấn đề liên quan đến tòa nhà Hei Tower này chỉ mình ông được quyền phát ngôn. Tuy nhiên, không hiểu sao một vài tờ báo “ủng hộ” Chủ đầu tư lại được đích thân ông Nghiêm Xuân Dục trả lời và ủy quyền cho người khác phát ngôn.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An cho biết, giữa các điều khoản trong hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với khách hàng rất mâu thuẫn nhau. “Ngoài khoản 16.6.1 quy định bên chủ đầu tư không được tự thay đổi nội dung trong Phụ lục 1 kèm theo hợp đồng, thì Điểm e Khoản 5.2 và Khoản 12.2.1 của hợp đồng lại quy định bên A “được toàn quyền sở hữu, quản lý, khai thác, kinh doanh, sử dụng và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đối với phần sở hữu riêng của chủ đầu tư phù hợp với quy định tại hợp đồng này và nội quy quản lý sử dụng khu căn hộ”, Luật sư Hảo cho biết.
Cũng theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, nếu chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép chuyển đổi thì chủ đầu tư vẫn có thể tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng và công năng của tầng 3, 4, 5 của tòa nhà theo quy định của pháp luật. Nhưng quyền và lợi ích của các hộ dân trong tòa nhà phải được đảm bảo trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.
“Trong trường hợp thương lượng, thỏa thuận không thành thì các khách hàng được quyền khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp này, tranh chấp giữa các bên không có yếu tố nước ngoài, căn cứ các điều 33, 34 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp quận nơi bị đơn đặt trụ sở”, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo cho biết.
Trong quá trình mua bán căn hộ tại dự án “Toà nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê và nhà ở tại số 1, phố Nguỵ Như, Kon Tum, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” (Tòa nhà Hei Tower) của Công ty cổ phần đầu tư điện lực Hà Nội, chủ đầu tư và các bên đều ký hợp đồng rõ ràng.
Tuy nhiên, trái với những cam kết theo hợp đồng, gần đây, hàng chục khách hàng đã mua căn hộ tại tòa nhà Hei Tower phản ánh chủ đầu tư đã đơn phương điều chỉnh công năng sử dụng 3 tầng văn phòng, hội trường (tầng 3, 4, 5) thành nhà ở. Theo đó, toàn bộ diện tích 4.480 m2 ban đầu được thiết kế dành cho văn phòng, hội trường cho thuê ở tầng 3, 4, 5 sẽ được Chủ đầu tư chia thành 61 căn hộ với diện tích từ 56m2, 65m2,77m2, 95m2 để bán.
Anh Đỗ Vương Cường, một trong những khách hàng cho biết, hiện tại, việc chuyển đổi công năng sử dụng ở tầng 3, 4, 5 của tòa nhà mới được UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận chủ trương ngày 6/5/2014 chứ chưa có quyết định chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều sàn bất động sản có uy tín đã rao bán độc quyền 61 căn hộ ở 3 tầng của tòa nhà này. Theo nhẩm tính của anh Cường, việc chuyển đổi để bán 61 căn hộ này với mức giá trung bình từ 29 – 30 triệu đồng/m2 thì ước tính Công ty CP Đầu tư điện lực Hà Nội sẽ bỏ túi một khoản tiền không hề nhỏ, lên tới khoảng 130 tỷ đồng.
Trong đơn kiến nghị của mình, hàng chục khách hàng kiến nghị Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cần thu hồi lại văn bản đề xuất phê duyệt điều chỉnh thiết kế tòa nhà, tránh thiệt hại cho các hộ dân đang sinh sống trong tòa nhà. Đồng thời, Chủ đầu tư phải tôn trọng khách hàng trong việc chuyển đổi công năng của 3 tầng tòa nhà này.
Tòa nhà Hei Tower ở số 1 Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội)
Để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã liên hệ với ông Nghiêm Xuân Dục - Tổng Giám đốc Công ty CP Điện lực Hà Nội để thông tin tới bạn đọc diễn biến sự việc nhưng đến nay, sau nhiều lần liên lạc, ông Dục vẫn “bặt vô âm tín”. Trước đó, ông Dục cho biết qua điện thoại, các vấn đề liên quan đến tòa nhà Hei Tower này chỉ mình ông được quyền phát ngôn. Tuy nhiên, không hiểu sao một vài tờ báo “ủng hộ” Chủ đầu tư lại được đích thân ông Nghiêm Xuân Dục trả lời và ủy quyền cho người khác phát ngôn.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An cho biết, giữa các điều khoản trong hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với khách hàng rất mâu thuẫn nhau. “Ngoài khoản 16.6.1 quy định bên chủ đầu tư không được tự thay đổi nội dung trong Phụ lục 1 kèm theo hợp đồng, thì Điểm e Khoản 5.2 và Khoản 12.2.1 của hợp đồng lại quy định bên A “được toàn quyền sở hữu, quản lý, khai thác, kinh doanh, sử dụng và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đối với phần sở hữu riêng của chủ đầu tư phù hợp với quy định tại hợp đồng này và nội quy quản lý sử dụng khu căn hộ”, Luật sư Hảo cho biết.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo: "Các khách hàng có quyền khởi kiện chủ đầu tư ra tòa án"
Cũng theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, nếu chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép chuyển đổi thì chủ đầu tư vẫn có thể tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng và công năng của tầng 3, 4, 5 của tòa nhà theo quy định của pháp luật. Nhưng quyền và lợi ích của các hộ dân trong tòa nhà phải được đảm bảo trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.
“Trong trường hợp thương lượng, thỏa thuận không thành thì các khách hàng được quyền khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp này, tranh chấp giữa các bên không có yếu tố nước ngoài, căn cứ các điều 33, 34 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp quận nơi bị đơn đặt trụ sở”, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo cho biết.
Theo Quang Khánh