Mua nhà chung cư của Vicoland: Dân bỗng dưng... ôm nợ
Việc hàng loạt hộ dân bỗng dưng bị công ty biến thành con nợ, ông Trần Đức Vẽ- Phó Giám đốc Công ty Vicoland Huế- giải thích là do… sự nhầm lẫn.
Phải sinh sống trong những ngôi nhà chưa hoàn thiện, nhà mới ở đã hư hỏng, bỗng dưng trở thành con nợ… là cảnh ngộ của hàng loạt hộ dân tại TP.Huế trót mua nhà thu nhập thấp của Công ty Vicoland.
Chất lượng tồi
Rất nhiều hộ dân mua căn hộ thu nhập thấp ở 2 khu chung cư A và B tại khu đô thị An Vân Dương (phường Xuân Phú, TP.Huế) của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland (Công ty Vicoland) đã bày tỏ sự bức xúc về chất lượng các căn hộ mà họ mua.
Theo người dân, ngoài được bàn giao nhà chậm hơn rất nhiều so với thời gian ghi trong hợp đồng, nhà của họ chất lượng rất kém. Tìm hiểu thực tế, PV ghi nhận tình trạng chung của nhiều căn hộ ở đây là: Nhà mới được đưa vào sử dụng đã bị thấm dột, sơn tường bị mốc và bong tróc loang lổ, các thiết bị điện và vệ sinh hư hỏng rất nhanh.
Anh Tú (chủ nhà 609 ở khu A) cho biết, nhà của anh, khi trời mưa nước chảy vào như trút từ phía cửa sổ và nhiều mảng tường bị thấm, mốc. Chờ mãi không được chủ đầu tư khắc phục, anh Tú phải tự bỏ tiền sửa chữa tạm thời. Rất nhiều hộ khác khi phát hiện nhà của mình bị hư hỏng, họ đề nghị chủ đầu tư sửa chữa nhưng không được đáp ứng, trong khi hợp đồng mua nhà ghi rõ nhà được bảo hành 3 năm.
Hàng loạt hộ mua nhà ở khu B còn rất bức xúc việc họ bị chủ đầu tư bỏ rơi. Nhiều hộ mua nhà ở đây mặc dù đã quá thời hạn nhận nhà theo hợp đồng nhưng nhà chưa được hoàn thiện xong. Nhiều hộ khác liều chuyển đến ở thì phải tự câu nối điện phục vụ cho sinh hoạt khiến hiểm họa luôn rình rập. Có hộ phải chuyển đến sống khi nhà chưa được lắp cửa sổ nên phải… dùng tôn để che chắn.
Theo nhiều chủ căn hộ ở đây, những hộ đã trả đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư khi yêu cầu hoàn thiện nhà thường không được đáp ứng, trong khi những hộ chưa trả đủ tiền thì chủ đầu tư hoàn thiện nhà để… thu hết tiền.
Biến thành… con nợ
Chị Hoàng Thị Quỳnh Trang (nhà 511, khu A) cho biết: Ngày 25.2.2012, vợ chồng chị đã thanh toán đủ toàn bộ số tiền mua nhà gần 298 triệu đồng cho Công ty Vicoland, nhưng sau đó doanh nghiệp trên lại gửi giấy yêu cầu vợ chồng chị phải thanh toán hơn 27 triệu đồng tiền còn nợ. Giấy yêu cầu thanh toán nợ này ghi rõ, việc thanh toán tiền nợ là để ngân hàng theo dõi tình hình bán nhà của công ty và để công ty làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho vợ chồng chị.
Tương tự, hàng loạt hộ mua nhà khác mặc dù đã thanh toán đủ tiền mua nhà nhưng cũng bị Công ty Vicoland vô cớ biến thành con nợ. Hộ ít thì bỗng dưng bị nợ vài chục triệu đồng, hộ nhiều thì lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nhiều hộ bức xúc thì phía Công ty Vicoland cho biết việc họ bị thông báo nợ chỉ là “động tác giả” của doanh nghiệp nhằm đánh lừa ngân hàng. “Họ nói để vay vốn ngân sách thì phải nói với ngân hàng là khách hàng còn nợ tiền, nếu không thì không được ngân hàng cho vay”- một hộ mua nhà kể.
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Vẽ- Phó Giám đốc Công ty Vicoland Huế- thừa nhận tình trạng nhiều căn hộ chung cư sau khi bàn giao đã bị thấm dột, sơn tường bong tróc, các thiết bị hư hỏng. Về việc hàng loạt hộ dân bỗng dưng bị công ty biến thành con nợ, ông Vẽ giải thích là do… sự nhầm lẫn. Theo ông Vẽ, việc thu tiền của khách hàng do Công ty Vicoland Huế thu rồi báo cáo cho công ty mẹ ở Hà Nội, công ty mẹ… nghĩ khách hàng còn nợ nên mới gửi giấy báo.
Theo hợp đồng mua bán nhà, phía Công ty Vicoland cam kết sẽ trả lãi suất cho khách hàng theo lãi suất ngân hàng thương mại nếu bàn giao nhà chậm theo thời gian ghi trong hợp đồng. Nhưng đến nay tất cả những hộ dân bị công ty bàn giao nhà chậm đều chưa được trả tiền lãi. Công ty này cũng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho khách hàng theo đúng hợp đồng dù rất nhiều hộ đã vào ở gần 1,5 năm.
Chất lượng tồi
Rất nhiều hộ dân mua căn hộ thu nhập thấp ở 2 khu chung cư A và B tại khu đô thị An Vân Dương (phường Xuân Phú, TP.Huế) của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland (Công ty Vicoland) đã bày tỏ sự bức xúc về chất lượng các căn hộ mà họ mua.
Theo người dân, ngoài được bàn giao nhà chậm hơn rất nhiều so với thời gian ghi trong hợp đồng, nhà của họ chất lượng rất kém. Tìm hiểu thực tế, PV ghi nhận tình trạng chung của nhiều căn hộ ở đây là: Nhà mới được đưa vào sử dụng đã bị thấm dột, sơn tường bị mốc và bong tróc loang lổ, các thiết bị điện và vệ sinh hư hỏng rất nhanh.
Anh Tú (chủ nhà 609 ở khu A) cho biết, nhà của anh, khi trời mưa nước chảy vào như trút từ phía cửa sổ và nhiều mảng tường bị thấm, mốc. Chờ mãi không được chủ đầu tư khắc phục, anh Tú phải tự bỏ tiền sửa chữa tạm thời. Rất nhiều hộ khác khi phát hiện nhà của mình bị hư hỏng, họ đề nghị chủ đầu tư sửa chữa nhưng không được đáp ứng, trong khi hợp đồng mua nhà ghi rõ nhà được bảo hành 3 năm.
Hàng loạt hộ mua nhà ở khu B còn rất bức xúc việc họ bị chủ đầu tư bỏ rơi. Nhiều hộ mua nhà ở đây mặc dù đã quá thời hạn nhận nhà theo hợp đồng nhưng nhà chưa được hoàn thiện xong. Nhiều hộ khác liều chuyển đến ở thì phải tự câu nối điện phục vụ cho sinh hoạt khiến hiểm họa luôn rình rập. Có hộ phải chuyển đến sống khi nhà chưa được lắp cửa sổ nên phải… dùng tôn để che chắn.
Theo nhiều chủ căn hộ ở đây, những hộ đã trả đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư khi yêu cầu hoàn thiện nhà thường không được đáp ứng, trong khi những hộ chưa trả đủ tiền thì chủ đầu tư hoàn thiện nhà để… thu hết tiền.
Biến thành… con nợ
Chị Hoàng Thị Quỳnh Trang (nhà 511, khu A) cho biết: Ngày 25.2.2012, vợ chồng chị đã thanh toán đủ toàn bộ số tiền mua nhà gần 298 triệu đồng cho Công ty Vicoland, nhưng sau đó doanh nghiệp trên lại gửi giấy yêu cầu vợ chồng chị phải thanh toán hơn 27 triệu đồng tiền còn nợ. Giấy yêu cầu thanh toán nợ này ghi rõ, việc thanh toán tiền nợ là để ngân hàng theo dõi tình hình bán nhà của công ty và để công ty làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho vợ chồng chị.
Tương tự, hàng loạt hộ mua nhà khác mặc dù đã thanh toán đủ tiền mua nhà nhưng cũng bị Công ty Vicoland vô cớ biến thành con nợ. Hộ ít thì bỗng dưng bị nợ vài chục triệu đồng, hộ nhiều thì lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nhiều hộ bức xúc thì phía Công ty Vicoland cho biết việc họ bị thông báo nợ chỉ là “động tác giả” của doanh nghiệp nhằm đánh lừa ngân hàng. “Họ nói để vay vốn ngân sách thì phải nói với ngân hàng là khách hàng còn nợ tiền, nếu không thì không được ngân hàng cho vay”- một hộ mua nhà kể.
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Vẽ- Phó Giám đốc Công ty Vicoland Huế- thừa nhận tình trạng nhiều căn hộ chung cư sau khi bàn giao đã bị thấm dột, sơn tường bong tróc, các thiết bị hư hỏng. Về việc hàng loạt hộ dân bỗng dưng bị công ty biến thành con nợ, ông Vẽ giải thích là do… sự nhầm lẫn. Theo ông Vẽ, việc thu tiền của khách hàng do Công ty Vicoland Huế thu rồi báo cáo cho công ty mẹ ở Hà Nội, công ty mẹ… nghĩ khách hàng còn nợ nên mới gửi giấy báo.
Theo hợp đồng mua bán nhà, phía Công ty Vicoland cam kết sẽ trả lãi suất cho khách hàng theo lãi suất ngân hàng thương mại nếu bàn giao nhà chậm theo thời gian ghi trong hợp đồng. Nhưng đến nay tất cả những hộ dân bị công ty bàn giao nhà chậm đều chưa được trả tiền lãi. Công ty này cũng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho khách hàng theo đúng hợp đồng dù rất nhiều hộ đã vào ở gần 1,5 năm.
Theo An Sơn