“Ngậm quả đắng” ở Olalani Resort Đà Nẵng
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX Holdings) bị thiệt hại tới gần 200 tỷ đồng do chủ đầu tư dự án Olalani Resort Đà Nẵng chậm bàn giao theo hợp đồng.
“Quả đắng 5 sao”
Tọa lạc trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), dự án Olalani Resort & Condotel do Công ty Cổ phần Mỹ Phát đầu tư với tổng vốn lên đến 50 triệu USD.
Năm 2009, Cty Mỹ Phát chào bán các villa và căn hộ nằm trong dự án khu nghỉ dưỡng Olalani cho CTX Holdings (lúc này còn gọi là Constrexim Holdings). Giao dịch được xác lập thông qua 02 hợp đồng chuyển nhượng các căn hộ và villa - dự án Olalani số 06/2009/Constrexim - Mỹ Phát và số 08/2009/Constrexim - Mỹ Phát ngày 15/12/2009. Tại Hợp đồng số 06, Mỹ Phát chuyển nhượng cho CTX Holdings tổng số tài sản là 27 căn hộ với tổng giá trị hợp đồng là 90.292.000.000 VND. Tại Hợp đồng số 08, Mỹ Phát chuyển nhượng cho CTX Holdings tổng số tài sản là 30 căn hộ và 02 villa với tổng giá trị hợp đồng là 139.708.000.000 VND.
Theo quy định tại Điều 6 của các hợp đồng thì thời hạn bàn giao villa là trước ngày 30/10/2009 và thời hạn bàn giao căn hộ cuối cùng là trước ngày 31/5/2010. Tại Điều 2.2 Hợp đồng số 06 và 08 đều nêu rõ: “Chất lượng của sản phẩm cùng các hạng mục công trình tiện ích chung của dự án đạt tiêu chuẩn 5 sao về kết cấu, hoàn thiện, trang thiết bị, trang trí nội, ngoại thất…”. Điều 10.5 Hợp đồng 06 và 08 cũng nêu rõ Cty Mỹ Phát (bên bán) cam kết đảm bảo quyền sử dụng các tiện ích miễn phí và thu phí của dự án và đảm bảo “toàn bộ dự án sẽ được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện đồng bộ đưa vào sử dụng khai thác không muộn hơn 30 tháng 6 năm 2010”.
Tuy nhiên, đến ngày 25/9/2013, Cty Mỹ Phát mới có thông báo về việc bàn giao tài sản. Ngày 03/10/2013, hai bên đã kiểm tra hiện trạng và ký biên bản bàn giao, trên thực tế tại thời điểm kiểm tra, nhiều căn hộ chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, do vậy hai bên thống nhất việc bàn giao chỉ được coi là hoàn tất khi các bên ký biên bản bàn giao, nghiệm thu chi tiết từng căn hộ, villa. Ngoài ra, các tiện tích kèm theo như trung tâm hội nghị, spa, nhà hàng… vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang, tổng thể dự án chưa thể vận hành đồng bộ như đã cam kết trong các hợp đồng.
Trong khi đó, CTX Holdings đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng tiến độ, đúng thời hạn và đầy đủ với tổng số tiền đã trả cho Mỹ Phát là 219.997.000.000 VND, tương ứng với 95,65% tổng giá trị hợp đồng theo đúng các hợp đồng.
“Sự im lặng đáng sợ”
Việc vi phạm hợp đồng ký kết của đối tác khiến CTX Holdings đứng trước nguy cơ bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do không được khai thác sử dụng được khối giá trị tài sản đã đầu tư vào Olalani Resort.
Trước sự việc này, CTX Holdings đã có Công văn số 60/CTX-ĐT1 yêu cầu Cty Mỹ Phát bàn giao tài sản, đồng thời trả cho CTX Holdings số tiền chậm trả tính theo lãi suất cho vay quá hạn của ngân hàng.
Theo CTX Holdings, bản thân Tổng Công ty khi bắt đầu mua dự án này có niềm tin vào ông Phạm Xuân Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Mỹ Phát, một Việt kiều Mỹ với lời giới thiệu là “một trong những nhà đầu tư bất động sản thành công ở nước ngoài”. Nhưng đến khi Tổng Công ty có những phản ứng về việc chậm bàn giao gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng thì phía ông Đức vẫn làm ngơ, coi như chuyện “thường ngày ở huyện”.
Ngày 04/10/2013, CTX Holdings tiếp tục có công văn yêu cầu Cty Mỹ Phát thực hiện việc thanh toán khoản tiền lãi phát sinh và phạt vi phạm nêu trên nhưng hết thời hạn yêu cầu, CTX Holdings không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi hay biện pháp khắc phục nào của Cty Mỹ Phát.
Trước im lặng đáng sợ này, ngày 30/10/2013 CTX Holdings đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng yêu cầu Công ty Cổ phần Mỹ Phát trả cho CTX Holdings toàn bộ các khoản tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại vì vi phạm các hợp đồng đã ký kết.
Phía CTX Holdings yêu cầu Cty Mỹ Phát bồi thường 197.262.963.750 VND (gồm tiền lãi phát sinh do chậm bàn giao tài sản và tiền bồi thường thiệt hại do Mỹ Phát vi phạm hợp đồng khiến CTX Holdings không được khai thác sử dụng tài sản).
Tọa lạc trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), dự án Olalani Resort & Condotel do Công ty Cổ phần Mỹ Phát đầu tư với tổng vốn lên đến 50 triệu USD.
Năm 2009, Cty Mỹ Phát chào bán các villa và căn hộ nằm trong dự án khu nghỉ dưỡng Olalani cho CTX Holdings (lúc này còn gọi là Constrexim Holdings). Giao dịch được xác lập thông qua 02 hợp đồng chuyển nhượng các căn hộ và villa - dự án Olalani số 06/2009/Constrexim - Mỹ Phát và số 08/2009/Constrexim - Mỹ Phát ngày 15/12/2009. Tại Hợp đồng số 06, Mỹ Phát chuyển nhượng cho CTX Holdings tổng số tài sản là 27 căn hộ với tổng giá trị hợp đồng là 90.292.000.000 VND. Tại Hợp đồng số 08, Mỹ Phát chuyển nhượng cho CTX Holdings tổng số tài sản là 30 căn hộ và 02 villa với tổng giá trị hợp đồng là 139.708.000.000 VND.
Theo quy định tại Điều 6 của các hợp đồng thì thời hạn bàn giao villa là trước ngày 30/10/2009 và thời hạn bàn giao căn hộ cuối cùng là trước ngày 31/5/2010. Tại Điều 2.2 Hợp đồng số 06 và 08 đều nêu rõ: “Chất lượng của sản phẩm cùng các hạng mục công trình tiện ích chung của dự án đạt tiêu chuẩn 5 sao về kết cấu, hoàn thiện, trang thiết bị, trang trí nội, ngoại thất…”. Điều 10.5 Hợp đồng 06 và 08 cũng nêu rõ Cty Mỹ Phát (bên bán) cam kết đảm bảo quyền sử dụng các tiện ích miễn phí và thu phí của dự án và đảm bảo “toàn bộ dự án sẽ được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện đồng bộ đưa vào sử dụng khai thác không muộn hơn 30 tháng 6 năm 2010”.
Tuy nhiên, đến ngày 25/9/2013, Cty Mỹ Phát mới có thông báo về việc bàn giao tài sản. Ngày 03/10/2013, hai bên đã kiểm tra hiện trạng và ký biên bản bàn giao, trên thực tế tại thời điểm kiểm tra, nhiều căn hộ chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, do vậy hai bên thống nhất việc bàn giao chỉ được coi là hoàn tất khi các bên ký biên bản bàn giao, nghiệm thu chi tiết từng căn hộ, villa. Ngoài ra, các tiện tích kèm theo như trung tâm hội nghị, spa, nhà hàng… vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang, tổng thể dự án chưa thể vận hành đồng bộ như đã cam kết trong các hợp đồng.
Trong khi đó, CTX Holdings đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng tiến độ, đúng thời hạn và đầy đủ với tổng số tiền đã trả cho Mỹ Phát là 219.997.000.000 VND, tương ứng với 95,65% tổng giá trị hợp đồng theo đúng các hợp đồng.
“Sự im lặng đáng sợ”
Việc vi phạm hợp đồng ký kết của đối tác khiến CTX Holdings đứng trước nguy cơ bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do không được khai thác sử dụng được khối giá trị tài sản đã đầu tư vào Olalani Resort.
Trước sự việc này, CTX Holdings đã có Công văn số 60/CTX-ĐT1 yêu cầu Cty Mỹ Phát bàn giao tài sản, đồng thời trả cho CTX Holdings số tiền chậm trả tính theo lãi suất cho vay quá hạn của ngân hàng.
Theo CTX Holdings, bản thân Tổng Công ty khi bắt đầu mua dự án này có niềm tin vào ông Phạm Xuân Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Mỹ Phát, một Việt kiều Mỹ với lời giới thiệu là “một trong những nhà đầu tư bất động sản thành công ở nước ngoài”. Nhưng đến khi Tổng Công ty có những phản ứng về việc chậm bàn giao gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng thì phía ông Đức vẫn làm ngơ, coi như chuyện “thường ngày ở huyện”.
Ngày 04/10/2013, CTX Holdings tiếp tục có công văn yêu cầu Cty Mỹ Phát thực hiện việc thanh toán khoản tiền lãi phát sinh và phạt vi phạm nêu trên nhưng hết thời hạn yêu cầu, CTX Holdings không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi hay biện pháp khắc phục nào của Cty Mỹ Phát.
Trước im lặng đáng sợ này, ngày 30/10/2013 CTX Holdings đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng yêu cầu Công ty Cổ phần Mỹ Phát trả cho CTX Holdings toàn bộ các khoản tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại vì vi phạm các hợp đồng đã ký kết.
Phía CTX Holdings yêu cầu Cty Mỹ Phát bồi thường 197.262.963.750 VND (gồm tiền lãi phát sinh do chậm bàn giao tài sản và tiền bồi thường thiệt hại do Mỹ Phát vi phạm hợp đồng khiến CTX Holdings không được khai thác sử dụng tài sản).
Theo Việt Hưng