TP.HCM kêu gọi đầu tư vào dự án phát triển Khu đô thị Tây Bắc
Các dự án đang được kêu gọi đầu tư là dự án xây dựng đường Tam Tân, đường dọc kênh số 5, đường dọc kênh số 8, đường dọc kênh số 7, đường kết nối kênh 5 và 7, nút giao thông cầu An Hạ.
Sáng 31/5, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp tổ chức hội thảo “Xúc tiến đầu tư Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh - giai đoạn 1" nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển Khu đô thị này, đồng thời tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư.
Đại diện các nhà đầu tư, ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group đánh giá cao vị trí của Khu đô thị Tây Bắc Thành phố. Theo đó, Khu đô thị gắn liền với các trục giao thông chiến lược là con đường Xuyên Á - Quốc lộ 22 kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An, Tây Ninh - cửa khẩu Mộc Bài và có khả năng phát triển trong tương lai gần.
Khu đô thị có nền đất cao, ít bị ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu như triều cường và nguồn lao động tại chỗ dồi dào tại huyện Củ Chi, Hóc Môn là yếu tố mà các nhà đầu tư cần quan tâm.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn sự băn khoăn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho Khu đô thị Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Trần Kim Chung cho rằng Thành phố cần sớm đưa ra chiến lược phát triển cụ thể Khu đô thị Tây Bắc.
Quan trọng hơn, Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng giao thông như tuyến Metro số 2 cùng hệ thống xe buýt kết nối với trung tâm Thành phố và các khu vực lân cận; các hệ thống giao thông đường thủy qua kênh Thầy Cai, kết nối các khu công nghiệp trong Khu đô thị Tây Bắc như khu công nghiệp Tân Phú Trung với các cảng biển, cảng sông. Ngoài ra, Khu đô thị Tây Bắc cần phát triển nhanh hệ thống các trường dạy nghề, bệnh viện,…phục vụ người dân và người lao động trong khu vực.
Theo Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Khu đô thị đang triển khai ba dự án, cụ thể, dự án Nhà máy nước Kênh Đông với công suất xử lý giai đoạn 1 là 200.000 m3/ngày, dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung với quy mô 524 ha và dự án Sân golf Củ Chi.
Các dự án mà Ban quản lý đang kêu gọi đầu tư là các dự án xây dựng đường Tam Tân, đường dọc kênh số 5, đường dọc kênh số 8, đường dọc kênh số 7, đường kết nối kênh 5 và 7, nút giao thông cầu An Hạ. Các dự án trên được kêu gọi thực hiện dưới hình thức hợp đồng B.T (xây dựng-chuyển giao).
Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba khu đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố, bao gồm Khu đô thị Nam Sài Gòn và Khu đô thị Thủ Thiêm. Khu đô thị Tây Bắc Thành phố có diện tích hơn 9.000ha, thuộc địa bàn huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km.
Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố, cho biết Khu đô thị Tây Bắc Thành phố được quy hoạch với đầy đủ các chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, y tế, giáo dục, văn hóa,… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ đô thị nhằm giảm áp lực trong khu vực nội thành, điều hòa dân số, lao động ở các khu vực tập trung quá đông đang gây khó khăn và quá tải trong giao thông.
Đồng thời, việc phát triển Khu đô thị Tây Bắc Thành phố sẽ là động lực phát triển khu kinh tế phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh.
Đại diện các nhà đầu tư, ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group đánh giá cao vị trí của Khu đô thị Tây Bắc Thành phố. Theo đó, Khu đô thị gắn liền với các trục giao thông chiến lược là con đường Xuyên Á - Quốc lộ 22 kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An, Tây Ninh - cửa khẩu Mộc Bài và có khả năng phát triển trong tương lai gần.
Khu đô thị có nền đất cao, ít bị ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu như triều cường và nguồn lao động tại chỗ dồi dào tại huyện Củ Chi, Hóc Môn là yếu tố mà các nhà đầu tư cần quan tâm.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn sự băn khoăn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho Khu đô thị Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Trần Kim Chung cho rằng Thành phố cần sớm đưa ra chiến lược phát triển cụ thể Khu đô thị Tây Bắc.
Quan trọng hơn, Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng giao thông như tuyến Metro số 2 cùng hệ thống xe buýt kết nối với trung tâm Thành phố và các khu vực lân cận; các hệ thống giao thông đường thủy qua kênh Thầy Cai, kết nối các khu công nghiệp trong Khu đô thị Tây Bắc như khu công nghiệp Tân Phú Trung với các cảng biển, cảng sông. Ngoài ra, Khu đô thị Tây Bắc cần phát triển nhanh hệ thống các trường dạy nghề, bệnh viện,…phục vụ người dân và người lao động trong khu vực.
Theo Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Khu đô thị đang triển khai ba dự án, cụ thể, dự án Nhà máy nước Kênh Đông với công suất xử lý giai đoạn 1 là 200.000 m3/ngày, dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung với quy mô 524 ha và dự án Sân golf Củ Chi.
Các dự án mà Ban quản lý đang kêu gọi đầu tư là các dự án xây dựng đường Tam Tân, đường dọc kênh số 5, đường dọc kênh số 8, đường dọc kênh số 7, đường kết nối kênh 5 và 7, nút giao thông cầu An Hạ. Các dự án trên được kêu gọi thực hiện dưới hình thức hợp đồng B.T (xây dựng-chuyển giao).
Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba khu đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố, bao gồm Khu đô thị Nam Sài Gòn và Khu đô thị Thủ Thiêm. Khu đô thị Tây Bắc Thành phố có diện tích hơn 9.000ha, thuộc địa bàn huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km.
Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố, cho biết Khu đô thị Tây Bắc Thành phố được quy hoạch với đầy đủ các chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, y tế, giáo dục, văn hóa,… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ đô thị nhằm giảm áp lực trong khu vực nội thành, điều hòa dân số, lao động ở các khu vực tập trung quá đông đang gây khó khăn và quá tải trong giao thông.
Đồng thời, việc phát triển Khu đô thị Tây Bắc Thành phố sẽ là động lực phát triển khu kinh tế phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh.
Theo Thành Trung