Tỉnh có cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam
Hiện nay, cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam là cảng biển loại đặc biệt được ưu tiên đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
- 13-11-2022Vùng nào thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cả nước?
- 08-11-2022Tận dụng lợi thế có 3 mặt giáp biển, địa phương này phát triển kinh tế biển ra sao?
- 04-11-2022Thành phố trực thuộc TW có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất
Cụ thể, cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu đang là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Cùng với đó, CMIT là 1 trong 2 cảng biển xếp vào loại đặc biệt được ưu tiên đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống cảng nước sâu và cụm cảng container lớn nhất Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 100.000 DWT; tàu hàng lỏng (dầu; LPG…) trọng tải đến 80.000 DWT và tàu container trọng tải đến 214.000 DWT (sức chở 18.340 TEUs).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong cụm cảng CMIT, cảng Gemalink đã đạt được thành tích đảng nể cho dù mới được đưa vào khai thác từ tháng 1/2021. Cụ thể, đến tháng 3/2022, Gemalink chính thức đạt 1 triệu TEU thông qua cảng, lập kỷ lục mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam.
Bên cạnh đó, vào tháng 4/2022, CMIT đã thiết lập mức kỷ lục mới về sản lượng hàng hóa xếp dỡ sau khi tiếp nhận thành công tàu MSC VANDYA, có trọng tải 154.185 DWT tương đương với sức chở 13.106 TEU do hãng tàu MSC khai thác trên tuyến dịch vụ PEARL/ TP6 của liên minh 2M kết nối Việt Nam với bờ Tây nước Mỹ.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, CMIT là một trong hai cụm cảng đặc biệt của hệ thống cảng biển Việt Nam, có rất nhiều lợi thế vượt bậc, có chức năng là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế.
CMIT là cụm cảng trung chuyển quốc tế có tần suất cao nhất trực tiếp đi châu Âu, Bắc Mỹ và là một trong 23 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến đến 250.000 tấn. Hơn nữa, CMIT thuộc nhóm 50 cảng biển có sản lượng khai thác container cao nhất thế giới, hàng năm đóng góp cho ngân sách Trung ương hơn 20.000 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu.
Trên thực tế, CMIT được Ngân hàng Thế giới và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence xếp hạng thứ 11 trên tổng số 370 cảng container hoạt động tốt nhất toàn cầu.
Trong đó, CMIT được xếp hạng cao hơn 3 cảng trung chuyển lớn là cảng PTP Malaysia (thứ 16), Singapore (thứ 31), Hồng Kông (thứ 38) và Yokohama của Nhật Bản (thứ 12).
Top 11 cảng container hoạt động tốt nhất thế giới. Nguồn: Theo WB và S&P Global Market Intelligence.
Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 48/69 cảng đang hoạt động, với tổng công suất thiết kế đạt 155,7 triệu tấn/năm. Trong đó, tỉnh đang có 7 dự án cảng container lớn với công suất 6,8 triệu TEUs/năm.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển. Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tài nguyên biển của Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản.
Tận dụng lợi thế tài nguyên biển để phát triển kinh tế, trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn duy trì đà phát triển. Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 1996 đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn giữ vị trí là địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước (tính cả dầu khí và không tính dầu khí).
GRDP bình quân đầu người (không tính dầu khí) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (USD/người). Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Năm 2021, GRDP bình quân đầu người của Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 12.154 USD/người (tính cả dầu khí) tương đương 281,2 triệu đồng. Cùng với đó, GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt khoảng 7.141 USD/người (không tính dầu khí) tương đương 163,4 triệu đồng, gấp hơn 8 lần so với năm 2000 (851 USD/người tương đương 19,5 triệu đồng).
Nhịp sống kinh tế