Tỉnh sát TP HCM sẽ có 3 sân bay, muốn lên thành phố trung ương, là trung tâm du lịch quốc tế
Đến năm 2030, tỉnh này phấn đấu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm.
- 13-06-2024Sở hữu 'siêu sân bay' hơn 336.000 tỷ đồng, sẽ xây thêm 11 khu công nghiệp mới, tỉnh sát vách TP.HCM đang chuyển mình thành trung tâm kinh tế mới của Việt Nam
- 12-06-2024Vượt tiến độ nhiều hạng mục, 'siêu sân bay' Long Thành đang dần rõ nét
- 11-06-2024Lên phương án kết nối TPHCM với sân bay Long Thành bằng tàu thủy cao tốc
Theo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, tỉnh còn là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 4 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước, cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức.
Thành phố Bà Rịa là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong giai đoạn 2026-2030. Sau năm 2030, Bà Rịa nằm ở vị trí trung tâm của khu vực dự kiến thành lập thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương.
Còn tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia; trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á; trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ.
Hoàn thiện hạ tầng giao thông
Đồng thời, tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện, hiện đại; môi trường sống an toàn, trong lành, chất lượng cao; xã hội phát triển hài hòa với thiên nhiên, kinh tế phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cacbon thấp và thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”.
Bên cạnh các tuyến đường hiện hữu, quy hoạch cũng đề cập bổ sung 10 tuyến đường tỉnh. Cụ thể, điều chỉnh một số đường hiện hữu, nâng cấp và đầu tư các đoạn mở mới để hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, gồm: ĐT992B (đường Phước Hòa - Cái Mép); ĐT992C (đường 965); ĐT994B (đường trục chính Bà Rịa - Vũng Tàu); ĐT994C (đoạn đường QL51 chuyển thành đường địa phương); ĐT994D (đường 30/4); ĐT994E (đường Hoàng Sa); ĐT995C (Nghĩa Thành - Cù Bị); ĐT996D (Châu Đức-Long Điền); ĐT999B (Hồ Cốc - Hòa Hiệp); đường vòng huyện Côn Đảo.
Tỉnh này cũng sẽ xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau năm 2030, nghiên cứu đầu tư xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị. Tuyến số 1: hoạt động chính trên đường ven biển và bao quanh khu nội thành của thành phố Vũng Tàu; Tuyến số 2: kết nối các đô thị ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu; Tuyến số 3: kết nối Vũng Tàu - Bà Rịa - Phú Mỹ (tuyến này có phương án kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thành phố Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai).
Cùng đó, quy hoạch cũng đề cập phát triển cảng hàng không Côn Đảo theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng quy hoạch 2 sân bay chuyên dùng. Đó là sân bay Gò Găng (thay thế sân bay Vũng Tàu hiện nay để chuyển sang mục đích phát triển thương mại dịch vụ) và sân bay Đất Đỏ.
Đời sống & pháp luật