MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội

Dự án đường sắt đô thị metro số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng đạo có chiều dài 11,5 km. Khi hoàn thành, hàng loạt khu đô thị được hưởng lợi, việc di chuyển từ ngoại ô vào trung tâm phố cổ trở nên dễ dàng.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 1.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) có chiều dài 11,5 km (trong đó đoạn đi ngầm dài 8,9 km; đoạn đi trên cao dài 2,6 km) và một khu Depot. Công trình bao gồm 10 ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm). Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 2.

Dự kiến ban đầu, dự án triển khai thi công năm 2009, hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên thời gian điều chỉnh 2009 - 2031. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án gần 20.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh lên hơn 35.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do thay đổi về quy mô đầu tư, biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và thay đổi chế độ chính sách tiền lương…

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 3.

Khi đi vào hoạt động, tuyến metro số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được kỳ vọng giúp giảm lưu lượng xe cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường, tạo động lực cho mạng lưới giao thông công cộng của thành phố. Quan trọng hơn, dự án còn giúp kết nối sân bay, vùng ngoại ô, các khu đô thị mới của Hà Nội đến khu trung tâm phố cổ. Đồng thời, tuyến còn đóng vai trò là tuyến vòng tròn giúp trung chuyển hành khách và liên kết hiệu quả với các tuyến metro khác.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 4.

Dự án có khu depot Xuân Đỉnh với diện tích rộng 17,5 ha. Khu depot tiếp giáp với khu dân cư phường Xuân Đỉnh và Khu đô thị Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra). Tuyến bắt đầu tại ga Nam Thăng Long (ga C1), vị trí ngay gần khu depot.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 5.

Hiện nay, khu depot này đã thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp, đất cơ quan, đất quốc phòng. Riêng với phần đất ở, khu vực này vẫn đang được thực hiện các thủ tục kiểm đếm giải phóng mặt bằng. Khu vực phần ga trên cao đã giải phóng mặt bằng khoảng 92% diện tích, phần ga ngầm đã thực hiện giải phóng mặt bằng 79% diện tích.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 6.

Từ Depot Xuân Đỉnh, tuyến đi vào đường Xuân Tảo, giao cắt với đường Hoàng Minh Thảo, tại đây sẽ có ga Ngoại giao đoàn (Ga C2).

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 7.

Tuyến tiếp tục chạy theo đường Xuân Tảo, vào giữa đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, cắt ngang qua Khu đô thị Tây Hồ Tây (Khu đô thị Starlake). Trên tuyến có ga Tây Hồ Tây (Ga C3).

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 8.

Tuyến tiếp tục rẽ trái đi vào đường Hoàng Quốc Việt, trên tuyến có ga tại vị trí giao cắt Hoàng Quốc Việt – Phùng Chí Kiên, tên là Ga Bưởi (Ga C4). Từ Ga Bưởi đoạn tuyến sẽ được xây ngầm.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 9.

Sau đó hướng tuyến sẽ giao cắt với đường Vành đai 2 tại nút giao Bưởi rồi sang đường Hoàng Hoa Thám.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 10.

Tại vị trí Hoàng Hoa Thám – Văn Cao có ga Quần Ngựa (ga C5). Cũng tại vị trí này có tuyến đường sắt đô thị số 5 từ Văn Cao đi Hòa lạc. Tuyến qua đường Thụy Khuê, tại đây có ga Công Viên Bách Thảo (ga C6). Tại đoạn giao cắt Thụy Khuê – đường Hùng Vương sẽ xây dựng ga Tây Hồ (ga C7).

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 11.

Tuyến tiếp tục sang đường Phan Đình Phùng, tại khu vực Hàng Đậu có ga Hàng Đậu (ga C8).

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 12.

Tuyến tiếp tục chạy sang các phố Hàng Đường, Hàng Ngang, Đinh Tiên Hoàng. Tại phố Đinh Tiên Hoàng có ga Hoàn Kiếm (ga C9), nằm ngay bờ hồ Hoàn Kiếm. Phương án xây dựng ga C9 phải đảm bảo không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn các công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... Trong ảnh là phối cảnh dự kiến của ga C9 Đinh Tiên Hoàng.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội- Ảnh 13.

Tuyến tiếp tục Hàng Bài, Phố Huế. Tại phố Trần Hưng Đạo giao với Hàng Bài, Phố Huế sẽ có ga cuối cùng là Ga Trần Hưng Đạo (ga C10) để kết thúc toàn bộ hướng tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.

 

Bài và ảnh: Thảo Quyên

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên