Toàn cầu chứng kiến cơn sốt, "hạt ngọc trời" của Việt Nam đang làm mưa làm gió tại quốc gia này: Mạnh tay tăng nhập khẩu hơn 15.000% trong 8 tháng đầu năm, được người dân cực kỳ ưa chuộng
Quốc gia này là thị trường tăng nhập khẩu gạo Việt mạnh nhất trong 8 tháng đầu năm.
- 12-09-2023Một quốc gia châu Mỹ đang trở thành “ông trùm” nông sản mới của thế giới: Xuất khẩu 3 mặt hàng quan trọng đứng đầu trên toàn cầu, là nhà cung cấp lớn của Việt Nam
- 12-09-2023Giá rẻ chưa từng có, một mặt hàng của Nga đang đổ bộ vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, Nga xuất khẩu đứng đầu thế giới
- 11-09-2023Một ông lớn dầu mỏ bất ngờ nhập khẩu dầu Nga dù có sản lượng 3,1 triệu thùng/ngày, Nga vẫn có thể “bội thu” từ dầu mỏ trong 3 năm tới
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục mang về thắng lợi lớn. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu gạo của nước ta đạt 921.443 tấn với kim ngạch hơn 546 triệu USD, tăng 39,5% về lượng và tăng 50,75 về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu “hạt ngọc trời” của nước ta đạt hơn 5,8 triệu tấn, thu về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng ghi nhận tăng trưởng đứng thứ 2 về sản lượng trong 8 tháng đầu năm.
Giá xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu năm đạt 537 USD/tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, Philippines vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt. Cụ thể trong tháng 8 nước ta xuất khẩu sang thị trường này 409.656 tấn gạo và thu về hơn 244 triệu USD, tăng 32,3% về lượng và tăng 76,8% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Philippines thu về hơn 1,22 tỷ USD với hơn 2,3 triệu tấn, tăng 2,5% về lượng và tăng 15,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên xét về mức tăng trưởng, đây mới là quốc gia đang tăng mạnh nhập khẩu gạo Việt hơn bao giờ hết. Cụ thể trong tháng 8/2023, nước ta xuất khẩu 30.000 tấn gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ và thu về hơn 18,5 triệu USD, gấp 312 lần về sản lượng và gấp 187 lần về trị giá so với tháng 7/2022.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 40.968 tấn với kim ngạch hơn 25,5 triệu USD, tăng 15.359% về lượng và tăng 13.026% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Kể từ đầu năm đến nay, quốc gia này liên tục tăng nhập khẩu gạo Việt Nam với mức tăng trưởng tính bằng lần cho thấy gạo Việt đang ngày càng chiếm được cảm tình tại thị trường này. Dù chứng kiến mức tăng mạnh nhất tuy nhiên quốc gia này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm.
Về thị trường gạo, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá gạo tăng phi mã khiến một loạt các quốc gia lên kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực. Malaysia đã giới hạn mua gạo ở mức 100kg/người và có hiệu lực đến khi những lo ngại về nguồn cung giảm bớt.
Philippines cũng thông báo áp giá trần đối với gạo sau khuyến nghị từ Bộ Nông nghiệp và Thương mại vào ngày 1/9. Giá trần sẽ có hiệu lực vô thời hạn, quy định mức giá tối đa là 41 peso (0,72 USD)/kg đối với gạo xay thông thường và 45 peso (0,79 USD) đối với gạo xay kỹ. Giới hạn chính thức về giá của mặt hàng thiết yếu này nhằm giảm bớt chi phí cho các hộ gia đình trong bối cảnh giá tăng vọt.
Myanmar cho biết, nước này sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong khoảng 45 ngày kể từ cuối tháng 8/2023, trong bối cảnh giá gạo trong nước đang tăng cao.
Với tình hình hiện nay, trong 4 tháng cuối năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt từ nhiều thị trường mới.
Nhịp sống thị trường