Tốc độ tăng GDP của ASEAN-6 dự kiến vượt xa Trung Quốc trong thập kỷ tới: Quốc gia nào dẫn đầu?
GDP của ASEAN-6 được dự báo tăng trung bình 5,1% hàng năm đến năm 2034, cao hơn mức dự kiến 3,5-4,5% của Trung Quốc.
- 30-07-2024'Gặp khó' ở phương Tây, máy bay 'Made in China' hướng đến Đông Nam Á: Sắp ký hợp đồng lớn ở thị trường lớn nhất ASEAN, chuẩn bị 'đặt chân' đến cả Trung Đông
- 29-07-2024Nước ASEAN chính thức nộp đơn gia nhập BRICS: Mệnh danh Hổ Đông Nam Á, "quyền lực" khiến Trung Quốc cả nể
- 25-06-2024Ngân hàng Thế giới nhận định tích cực về nền kinh tế lớn nhất ASEAN
- 22-06-2024Nhiều nước ASEAN muốn gia nhập BRICS: Cùng Nga, Trung Quốc 'thách thức' trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt
Đông Nam Á có khả năng vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 năm tới khi khu vực này được hưởng lợi từ dân số ngày càng tăng và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Nikkei dẫn một báo cáo cho biết.
Báo cáo Triển vọng Đông Nam Á 2024-2034 do Hội đồng Angsana, công ty tư vấn Bain & Co. (Mỹ) và Ngân hàng DBS (Singapore) công bố hôm thứ Năm dự báo GDP của 6 nền kinh tế chính trong khu vực (ASEAN-6), bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Theo nghiên cứu, GDP của ASEAN-6 dự kiến sẽ tăng trung bình 5,1% hàng năm đến năm 2034, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc là 3,5-4,5%.
Xét theo quốc gia, Việt Nam dự kiến sẽ dẫn đầu với mức tăng 6,6%, tiếp theo là Philippines với 6,1%. Trong khi đó, Singapore sẽ chứng kiến mức tăng chậm nhất, chỉ 2,5%.
Charles Ormiston, đối tác tư vấn tại Chủ tịch Hội đồng Bain và Angsana, cho rằng động lực đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực và các công ty đa dạng hóa sản xuất ngoài Trung Quốc.
Ông nói: “Đầu tư đa quốc gia sẽ có tính cạnh tranh cao, với sự cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ nâng cao hiệu quả cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng”.
Báo cáo tuy không dự báo chính xác con số FDI nhưng dự đoán nguồn vốn FDI đổ vào Đông Nam Á sẽ duy trì đà tăng mạnh mẽ. Năm ngoái, FDI vào ASEAN-6 lần đầu tiên cao hơn Trung Quốc sau 1 thập kỷ. Năm 2023, vốn FDI vào sáu quốc gia này đạt tổng cộng 206 tỷ USD, so với 42,7 tỷ USD của Trung Quốc.
Ngoài việc là đối tác thương mại lớn nhất, báo cáo còn cho rằng Trung Quốc có khả năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại khu vực.
“Không chỉ các nhà đầu tư phương Tây ở Trung Quốc, mà các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang tìm đường ra nước ngoài để tránh các hạn chế về thuế quan", ông Ormiston cho biết.
Theo Ban Thư ký ASEAN, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với 37 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 16,5% tổng vốn. Trong đó, khoảng 20 tỷ USD đổ vào các lĩnh vực sản xuất và tài chính. Nhật Bản đứng thứ hai với 27 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 15 tỷ USD.
Xét đến các lĩnh vực tăng trưởng mới, Thái Lan và Indonesia đang nổi lên như những trung tâm khu vực về chuỗi cung ứng xe điện. Malaysia, Singapore và Việt Nam đang mở rộng sản xuất chất bán dẫn.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống Thị trường