MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi 75 tuổi, sau khi ngã phải nằm viện mới hiểu: Con gái là bạc là vàng, cũng nên được nhận tài sản thừa kế

08-10-2023 - 23:10 PM | Sống

Tôi 75 tuổi, sau khi ngã phải nằm viện mới hiểu: Con gái là bạc là vàng, cũng nên được nhận tài sản thừa kế

Theo quan niệm truyền thống, con trai là người thừa kế của gia đình, con gái lấy chồng coi như "bỏ đi" nên tài sản thường được giao cho con trai.

Câu chuyện thực tế của một ông lão chia sẻ trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang nhận được sự quan tâm của mọi người.

Tôi năm nay 75 tuổi, quê ở Nam Kinh, Giang Tô (Trung Quốc). Khi còn trẻ, vợ chồng tôi là công nhân bình thường, lương hưu 3000 NDT, còn vợ tôi là 2000 NDT. Dần dần mức lương tăng lên nhưng chỉ đủ đáp ứng cuộc sống, không quá dư dả.

Khi về hưu, chúng tôi rất vui mừng vì nghĩ sẽ được nghỉ ngơi sau những năm tháng làm việc vất vả. Vợ chồng tôi đã có khoảng thời gian vui vẻ trong vài năm đầu. Để tiết kiệm tiền khi đi du lịch, chúng tôi thường đi xe buýt, mang theo đồ ăn khô và nước uống. Nhưng điều đó không khiến chúng tôi bớt hào hứng. Chúng tôi đã có những chuyến đi từ vùng núi đến miền biển, từ trong thành phố đến những địa danh nổi tiếng cách xa cả nghìn cây số.

Tuy nhiên chưa được bao lâu, vợ tôi đột ngột qua đời vì cơn nhồi máu cơ tim cấp tính, để lại tôi trải qua những ngày tháng cô quạnh.

Tôi 75 tuổi, sau khi ngã phải nằm viện mới hiểu: Con gái là bạc là vàng, cũng nên được nhận tài sản thừa kế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Tôi có 1 con trai và 1 con gái. Con trai của tôi học rất giỏi, trúng tuyển vào một ngôi trường đại học có tiếng ở tỉnh khác. Ra trường, con được giữ lại tỉnh đó làm việc, sau đó gặp và kết hôn với vợ là người địa phương. Còn con gái của tôi có sức học bình thường, nên sau khi tốt nghiệp THPT đã đi làm và lấy chồng cách nhà tôi chưa đầy nửa giờ lái xe.

Mọi người đều thấy mừng cho tôi vì có "đủ nếp, đủ tẻ", con trai lại giỏi giang, thành đạt; con gái lấy chồng gần nhà nên thường xuyên về thăm. Nhưng thực tế thì không như vậy, ngoại trừ dịp Tết Nguyên đán thì các con rất ít về, nhiều nhất chỉ gọi điện cho tôi hỏi thăm vài câu rồi cúp máy.

Khi về hưu, vợ chồng tôi tự chăm sóc nhau. Sau khi vợ qua đời, tôi sống đơn độc, cố gắng không làm phiền vì biết con bận rộn. Nhưng càng ngày, sức khỏe càng giảm sút rõ rệt. Tôi bị huyết áp tăng, lượng đường trong máu cao. Có lần xuống nhà vứt túi rác, tôi chóng mặt và ngã xuống đất, lăn mấy bậc cầu thang. May mắn được người hàng xóm tốt bụng đỡ dậy.

Tôi nhanh chóng gọi điện báo với 2 con. Con gái nghe xong trách tôi sao không cẩn trọng rồi vội vàng chạy tới. Lần đó, tôi gãy xương chân, phải vào viện một thời gian. Còn con trai tôi lấy lý do đang tập trung ký 1 hợp đồng quan trọng, không thể vắng mặt tại công ty.

Sau khi xuất viện về nhà, tôi nghĩ mình nên tự chăm sóc bản thân. Nhưng tôi phát hiện thân thể vốn đã già nua của mình giống như chiếc bình vỡ, dù có hàn gắn, sửa chữa cũng đã có nhiều vết nứt xuất hiện, không cẩn thận sẽ vỡ.

Hơn nữa, tôi thấy mình bắt đầu hay quên đồ. Bình thường, tôi có thói quen đọc sách báo, khi đọc xong sẽ lấy bút chép lại những nội dung chính. Nhưng hôm đó, tôi tìm cả ngày vẫn không thấy một chiếc bút nào.

Hay hôm khác khi đang đi dạo ở ngoài, tôi thấy mọi người đều nhìn bằng ánh mắt kỳ lạ khiến tôi hoang mang. Khi trở về nhà, con gái tôi đã hét lên: "Bố ơi, giờ đang là mùa hè, tại sao bố lại mặc áo len?". Hay tôi muốn sang nhà ông bạn già nhưng không thể nhớ nổi nhà bạn ở hướng nào, tòa nào.

Chuỗi hành động này khiến tôi nhận ra có thể mình đang mắc bệnh Alzheimer. Và sau đó tôi đi khám, bác sĩ chẩn đoán đúng như vậy. Tôi lo sợ 1 ngày sẽ không còn nhớ điều gì, kể cả các con, các cháu.

Tôi và vợ tuy đều là công nhậ bình thường, sống một đời đạm bạc, lương hưu không cao nhưng cũng tiết kiệm được 450.000 NDT (khoảng 1,5 tỷ đồng). Đã đến lúc tôi phải nói với các con chuyện này…

Tôi 75 tuổi, sau khi ngã phải nằm viện mới hiểu: Con gái là bạc là vàng, cũng nên được nhận tài sản thừa kế - Ảnh 2.

Phân chia tài sản như thế nào cho hợp lý?

Theo quan điểm của xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng, con trai hay con gái đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên theo truyền thống, con trai là người thừa kế, con gái sau khi lấy chồng sẽ ít có trách nhiệm hơn với gia đình đẻ. Nhưng nghĩ lại lần trước, chính con gái là người tận tâm phục vụ, chăm sóc tôi, trong khi con trai không về.

Sau khi xuất viện, con gái thường xuyên tới thăm tôi, còn nấu nhiều món ngon như cháo thịt, canh hầm, vịt quay,… Con còn giặt giũ quần áo, chăn ga nệm, lau nhà thường xuyên cho tôi. Vì thế, tôi dự định sẽ cho mỗi con một nửa số tiền mặt tiết kiệm và ngôi nhà đang ở.

Tôi lập tức gọi điện cho 2 con trao đổi về tài sản thừa kế. Ngay sau khi nghe xong, con trai tôi chia sẻ, vợ chồng con đều là viên chức, thu nhập cao nên sẽ nhường số tiền và ngôi nhà đó cho em gái. Bởi em gái có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Còn con gái lại nghẹn ngào tâm sự: "Phận con gái lấy chồng nên không đòi hỏi tài sản phân chia. Số tiền và ngôi nhà bố nên để cho anh trai. Trước đây con mua nhà trả góp, anh trai đã hỗ trợ con một phần. Giờ con không thể tiếp tục đòi hỏi". 

Nghe xong tôi vừa buồn vừa vui. Điều tôi vui là các con hòa thuận, biết giúp đỡ nhau. Còn điều buồn là tôi đã hiểu lầm con trai, tuy con kiệm lời nhưng rất yêu thương em gái, đã hỗ trợ lúc khó khăn. Tôi cũng buồn vì bản thân không giúp đỡ được khi con thiếu thốn tài chính.

Cuối cùng, tôi quyết định viết di chúc để lại, ngôi nhà sẽ tặng con trai, còn số tiền tiết kiệm 1,5 tỷ đồng trao cho con gái để con có vốn làm ăn. Giờ tôi thấy thanh thản và không còn tiếc nuối điều gì.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên