Tôi ở nhà chăm con, muốn gửi mẹ 3 triệu/tháng nhưng chồng không đồng ý: Không thể lo cho mẹ, tôi đau lòng lắm!
Chị Lý đề xuất với chồng về việc gửi tiền cho mẹ nhưng chồng thẳng thừng từ chối. Chị muốn đi làm để có tiền nhưng chồng và gia đình chồng cũng nhất quyết không đồng ý. Câu chuyện của chị Lý thật khiến nhiều người phải suy nghĩ.
- 06-11-2023Nhà là do tôi vay tiền mua, nhưng bố mẹ lại di chúc để nó cho em gái
- 05-11-20234 chị em gom góp tiền xây căn nhà hơn 1,2 tỷ đồng để báo hiếu bố mẹ
- 05-11-2023"Nàng dâu hào môn" Đặng Thu Thảo bất ngờ diện đồ quyến rũ, khoe khéo vòng eo thon thả dù đã là mẹ 2 con
Câu chuyện gia đình của người phụ nữ được đăng tải trên Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang gây chú ý:
Tôi 30 tuổi, làm mẹ toàn thời gian. Chồng tôi, 32 tuổi, làm quản lý tại một công ty bất động sản với mức lương hàng tháng là 8.000 NDT (khoảng 27 triệu đồng). Chúng tôi có một cậu con trai 3 tuổi.
Mẹ ruột của tôi đang sống một mình ở quê. Mẹ tôi năm nay 55 tuổi, không có lương hưu. 2 ngày trước, chị gái tôi đã gọi điện cho tôi và nhắc đến vấn đề cuộc sống tuổi già của mẹ. Nhà chúng tôi chỉ có hai chị em, mẹ tôi sống một mình ở quê cũng là điều khiến chị em tôi luôn không yên tâm.
Chị tôi muốn năm nay sẽ đưa ra phương án để mẹ tôi nghỉ hưu, sống cuộc sống tuổi già nhàn nhã hơn. Nếu mẹ muốn thì mẹ có thể qua lại giữa hai nhà chúng tôi, nếu mẹ không đồng ý thì chúng tôi sẽ gửi tiền cho mẹ.
Hiện tại, bố mẹ chồng của chị tôi đang được vợ chồng anh chị chăm sóc. Vì vậy, cả hai bên gia đình cần chia đều trách nhiệm. Vợ chồng anh chị muốn rằng, họ biếu bố mẹ chồng bao nhiêu tiền thì cũng biếu bố mẹ vợ bấy nhiêu.
Chị gái tôi làm kế toán cho một công ty tư nhân với mức lương hàng tháng là 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng). Anh rể tôi là một nhà thầu nhỏ và kiếm được khoảng 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) mỗi năm. Chị ở cùng bố mẹ chồng và được họ giúp chăm sóc bọn trẻ.
Chị muốn tôi và chị mỗi người đóng góp 1.000 NDT (khoảng hơn 3 triệu đồng) để gửi cho mẹ. Số tiền ấy đối với chị tôi không là gì cả, họ có thể kiếm được. Tuy nhiên, số tiền đó với tôi là cả một vấn đề lớn. Nếu tôi nói với chồng, chắn chắn anh ấy sẽ không đồng ý.
Bố mẹ chồng tôi chỉ có một con trai là chồng tôi, họ đều có lương hưu. Họ còn cho chúng tôi thêm 50.000 NDT (khoảng 167 triệu đồng) đến 60.000 NDT (khoảng 200 triệu đồng) mỗi năm.
Tôi không có việc làm nên cũng không có tiền tiết kiệm. Mức lương của chồng tôi cũng chỉ đủ trả góp tiền mua xe và mua nhà. Làm thế nào một người trong tay không có việc làm, cũng không có tiền như tôi có thể có tiền gửi mẹ đây? Nghĩ tới đây lòng tôi đau thắt, nước mắt không ngừng rơi.
Buổi tối, chồng tôi trở về. Trong bữa ăn, tôi cố gắng nêu vấn đề cho gửi tiền cho mẹ. Anh ấy không trả lời. Im lặng một lúc, anh nói: "Em nên biết tình hình ở nhà, lương hưu của bố mẹ anh đã cho chúng ta rất nhiều, anh thật sự không có tiền".
Dù đây là điều tôi đã đoán được nhưng sự từ chối của chồng vẫn khiến tôi buồn. Tôi cố kìm nước mắt và nói với anh rằng tôi phải đi làm. Nếu không, cứ tiếp tục thế này, tôi sẽ trở nên vô dụng.
Ngày hôm sau, bố mẹ chồng đến nhà. Bố mẹ chồng tôi từng là lãnh đạo nhỏ, sau khi nghỉ hưu, họ sống cuộc sống mà họ mong muốn, đi du lịch khắp nơi, ở nhà chăm cháu là điều không thể.
Hiếm có dịp bố mẹ chồng qua chơi nên tôi liền nói với mẹ chồng là muốn đi làm. Mẹ chồng khuyên tôi, con nghĩ ra ngoài làm việc có dễ không? Hiện tại cháu còn nhỏ, khi vào tiểu học là có thể đi làm, kiên trì thêm vài năm nữa.
Nếu tôi đi làm, bố mẹ chồng tôi sẽ phải chăm, không thể đi du lịch khắp nơi được. Dù tôi có nói gì thì mẹ chồng cũng không đồng ý. Hàm ý trong lời nói là gia đình họ không thiếu tiền nên tôi chỉ cần ở nhà chăm con.
Tôi thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gọi cho mẹ và cố gắng tìm hiểu xem điều mẹ thật sự cần. Tôi gọi điện về thì biết dạo này sức khỏe của mẹ không tốt. Tôi gọi chồng sau giờ làm lái xe về mẹ đi khám. Mẹ tôi đã được khám toàn thân tại bệnh viện nhưng may mắn là không có vấn đề gì. Sau đó, mẹ ở lại nhà chị gái tôi.
Tôi lại xin đi làm, chồng tôi tức giận. Tôi nói với chồng có thể nhờ bố mẹ chồng chăm con. Cứ như vậy tôi có thể đi làm, ít nhất tiền để gửi cho mẹ cũng không thành vấn đề. Không ngờ chồng tôi lại nói: “À, nếu đưa mẹ em 1.000 NDT (khoảng 3 triệu đồng) thì bố mẹ anh, em sẽ cho bao nhiêu?”. Sau khi nghe xong câu này, đầu óc tôi trống rỗng.
Không ngờ sau khi mẹ tôi khỏi bệnh, mẹ lại đến giúp tôi chăm con. Chị gái tôi cũng không thể ngăn cản mẹ. Thì ra chị tôi đã nói chuyện với mẹ về tiền cấp dưỡng nhưng mẹ tôi nhất quyết không nhận. Vì vậy chị đã bảo mẹ đến sống với tôi. Mỗi tháng, chị sẽ gửi mẹ 2.000NDT (khoảng 7 triệu đồng), trong đó anh rể và chị mỗi người lo một nửa. Sau khi nghe điều này, tôi rất xúc động.
Chẳng bao lâu, tôi tìm được việc làm tại một công ty với mức lương hàng tháng là 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Công ty này cũng gần nhà tôi. Tuy nhiên, chồng tôi lại không hài lòng, anh không muốn mẹ tôi chăm cháu. Tôi và anh ấy cãi nhau kịch liệt, tôi không làm được việc này việc nọ, anh ấy muốn tôi làm gì vậy?
Thành thật mà nói, khi kết thúc cuộc tranh luận, tôi cảm thấy hơi tuyệt vọng. Tôi có thể hiểu nếu bố mẹ chồng tôi không muốn giúp đỡ và họ cho chúng tôi tiền. Mẹ tôi không cần tiền của tôi, giúp tôi chăm con và để tôi kiếm tiền. Bây giờ vợ chồng tôi đều không thể thuyết phục được đối phương, tôi nên làm gì đây?
Phụ nữ số