Tổng giám đốc Trung Nam Group: Các nhà đầu tư điện gió đang bị o ép cả về giá và tiến độ sản xuất
"Nếu như 2021 đã xóa bỏ ưu đãi với điện gió thì tôi e rằng sẽ khó thu hút các nhà đầu tư" - ông Nguyễn Tâm Tiến nói. Điện gió lợi ích hơn vì giờ phát đều đặn hơn mặt trời, diện tích đất sử dụng ít hơn.
- 22-07-2020CEO Công ty Trung Nam: Đường dây 500 kV tư nhân làm chỉ 6-8 tháng, EVN làm phải mất 4 năm vì đủ quy trình rất mất thời gian
- 22-07-2020TKV lỗ 170 tỷ đồng nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý 4
- 22-07-2020Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Độc quyền nhà nước còn cao, chính sách giá năng lượng còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường
Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam phát biểu: Trung Nam bước vào lĩnh vực năng lượng tái tạo năm 2011. Đúng thời điểm Chính phủ mở cửa, có nhiều khuyến khích cho năng lượng tái tạo.
Hiện nay, Trung Nam đã làm được Nhà máy điện gió 45 trục và nhà máy điện mặt trời 204 MW ở Ninh Thuận. Ông Nam chia sẻ, về điện gió, Ngân hàng Thế giới (WB) hay các chương trình của Úc và Hà Lan cũng tài trợ rất nhiều để chúng ta nghiên cứu về tiềm năng điện gió.
Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm với offshore và onshore (trên bờ) cũng đang "vật lộn", cũng đang đua với nearshore (gần bờ). Trung Nam đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này.
Đến năm 2021 thì điện gió cũng đã hết hạn hưởng ưu đãi giá 8,5 cent. Thông thường một nhà máy điện mặt trời làm trong khoảng từ 6-8 tháng tùy vào tiến độ giải tỏa. Nhưng muốn làm nhà máy điện gió thì phải mất tới 1 năm làm thiết bị.
Ông Tâm Tiến chia sẻ, để chạy đua với hạn năm 2021, Trung Nam đã phải mua 57 cần cẩu siêu trường siêu rộng để chuẩn bị cho việc lắp đặt một loạt thiết bị trong năm 2021-2022-2023. Một số dự án nearshore của Trung Nam có công suất lên tới 2.700 MW, trước mắt sẽ lắp đặt 700 MW ở Trà Vinh.
Trung Nam cũng phải mua 3 chiếc tàu chuyên dụng có giá trị gần 250 triệu đô. Những tàu này làm ở mực nước sâu 10-12m, quá nguy hiểm, cũng khó có thể thuê ở nước bạn vì nhạy cảm an ninh biển đảo.
"Các nhà đầu tư đang bị o ép cả về giá và tiến độ sản xuất" - ông Nguyễn Tâm Tiến nhấn mạnh.
Ông Tâm Tiến đề nghị: "Hãy giúp các nhà đầu tư có kiến nghị với Chính phủ kéo dài thời hạn hưởng giá FIT". Để xây dựng một nhà máy điện gió trên biển chi phí rất đắt, khoảng 2,2 triệu đô cho 1 MW, cáp đi dưới biển đắt và chi phí OM trên biển cũng rất đắt vì độ ăn mòn của kim loại ở biển gấp 10 lần trên bờ.
"Nếu như 2021 đã xóa bỏ ưu đãi thì tôi e rằng sẽ khó thu hút các nhà đầu tư" - ông Tâm Tiến nói. Điện gió lợi ích hơn vì giờ phát đều đặn hơn mặt trời, diện tích đất sử dụng ít hơn.
Tổng Giám đốc Trung Nam nhấn mạnh: thiết bị lắp đặt siêu trường siêu rộng của Việt Nam rất kém, đường xá cũng chưa đảm bảo tải để vận chuyển thiết bị điện gió. Trung Nam chỉ có con đường đầu tư để tự làm.
Đại diện Trung Nam kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định giá FIT. Nên giữ giá nearshore 9,8 cent đến năm 2030 để thu hút đầu tư. Chính phủ cũng nên có đánh giá tiềm năng gió onshore và offshore cho từng vùng.
Đồng thời, Chính phủ cần quy hoạch truyền tải kết nối điện lưới quốc gia và ưu tiên cho các nhà đầu tư thực hiện gự án đầu tư nguồn năng lượng kèm đầu tư đường dây nhằm giải tỏa công suất.
Ông Tiến cũng đề nghị Chính phủ xem xét đồng ý bổ sung công suất đối với các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại nhất mà không làm thay đổi tổng số trụ và diện tích đang được sử dụng.