Tổng kết 2022: Người đủ tiền niềng răng, người có tài khoản tiết kiệm hơn 200 triệu
Cùng điểm lại những mục tiêu tài chính của người trẻ trong năm vừa qua.
- 24-12-2022Có nên đưa trẻ con đến quán cafe, nhà hàng? Câu trả lời bất ngờ từ vị đầu bếp nổi tiếng khiến hàng nghìn phụ huynh gật gù
- 24-12-202210 bức ảnh được yêu thích nhất Instagram năm 2022: Messi được gọi tên nhưng 'trùm cuối' mới quyền lực nhất!
- 24-12-2022Ngôi trường Hoa hậu Việt Nam 2022 theo học có thành tích đào tạo tốt về cả ngoại ngữ và công nghệ thông tin
- 24-12-2022Sếp hỏi khó: “Với 1 mẫu đất trống tại làng quê, làm cách nào để kiếm được 350 triệu đồng mỗi tháng?”, ứng viên trúng tuyển có câu trả lời "đi vào lòng người"
- 24-12-2022Messi nhận được đề nghị triệu đô cho tấm ‘long bào’ mặc trong lễ đăng quang
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2022. Đây cũng là thời gian để mọi người nhìn lại những thành tích đã đạt được trong năm qua bao gồm câu chuyện tài chính.
Sắm đồ gia dụng smarthome, mở sổ tiết kiệm hơn 200 triệu
Minh Anh (25 tuổi) chia sẻ bản thân gần như đã đạt được tất cả mục tiêu tài chính đặt ra đầu năm. Cô bạn đã tự sắm đủ trang thiết bị thông minh và nội thất trong phòng, bên cạnh đó, tặng thêm cho ba mẹ và bạn bè.
Cô bạn 25 tuổi đã mở sổ tiết kiệm hơn 200 triệu trong năm nay - 1 cột mốc tài chính lớn. Minh Anh có thêm 2-3 nguồn thu nhập khác ngoài công việc văn phòng 8 tiếng bao gồm tiếp thị liên kết, kinh doanh trực tuyến. "Có những tháng may mắn thu nhập của mình chạm mức 9 con số - trăm triệu đồng)". Ngoài ra, cô bạn cũng hoàn thành một số dự định khác như đã tự túc về mặt tài chính để đi du lịch nước ngoài.
"Có một điều mình chưa làm được đó là học đầu tư. Mình vẫn thấy khá mông lung nói về chủ đề này. Do vậy, hy vọng năm sau có thể học thêm để mở rộng tương lai. Mình cũng chưa đủ tiền để đổi điện thoại mới cho bản thân và ba mẹ".
Minh Anh - Ảnh: NVCC
Bàn về câu chuyện làm sao để có thể đạt được mục tiêu tài chính trong năm, Minh Anh chia sẻ rằng bản thân luôn lên kế hoạch chi tiêu khá rõ ràng. Cô bạn tạo 2 tài khoản ngân hàng khác nhau. Trong đó, 1 tài khoản dùng để nhận lương công việc chính, tài khoản còn lại để nhận thu nhập ngoài và để sinh hoạt. Toàn bộ số tiền cô chi hàng tháng sẽ chỉ sử dụng từ 1 tài khoản, phần còn lại để gửi tiết kiệm phòng thân.
"Mình cũng để ý mức chi tiêu, tự giới hạn bản thân lại. Nếu tháng này chi nhiều, tháng sau sẽ làm việc nhiều hơn để gia tăng thu nhập hoặc là giảm bớt mua sắm". Hiện tại, cô bạn có làm về review - đánh giá các sản phẩm, sắm các món đồ mới cũng là cách giúp cô tạo thêm thu nhập. Các sản phẩm không có nhu cầu sử dụng cô sẽ thanh lý để tránh lãng phí.
Cô bạn cũng tự nhận bản thân không phải là người mua những món đồ thời trang đắt tiền, hàng hiệu. Quần áo chỉ sắm trên các sàn thương mại điện tử với thiết kế đơn giản, dễ phối có thể sử dụng nhiều lần, ở nhiều địa điểm.
"Mình nghĩ rằng kế hoạch năm nay khá ổn và hơn mong đợi. Trước nay, mình chưa có kế hoạch sắm lớn. Do vậy mình mong năm sau có thể bắt đầu dư giả để đầu tư vào các tài sản cố định khác trước năm 30 tuổi".
Vận hành kinh doanh riêng 2 studio và một thương hiệu quần áo
Trúc Phương (27 tuổi) vừa về Việt Nam 5 tháng và khởi nghiệp. Cô bạn chia sẻ rằng bản thân đang hoàn thành khá tốt mục tiêu tài chính trong 5 năm tháng cuối năm nay: Nghỉ việc, tự kinh doanh, học được cái mới trong lĩnh vực mới, thu nhập cao hơn nhiều so với đi làm trước đây.
"Mình nghỉ việc ở toà soạn, vận hành kinh doanh 2 studio và một thương hiệu quần áo. Đây là lĩnh vực mới, mình phải học khá nhiều. Về Việt Nam, chưa quen với cuộc sống, khí hậu, nhiều lúc làm việc kiệt sức, gặp vấn đề về sức khoẻ. Tuy nhiên việc kinh doanh vẫn khá tốt".
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Cô bạn 27 tuổi tự nhận rằng bản thân chưa giỏi trong khía cạnh quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, khi đặt mục tiêu cho công việc, Trúc Phương thường sẽ chia thành nhiều phần để dễ kiểm soát hơn: Dự án sắp làm, chi tiêu, tiết kiệm phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra. Thông thường khi dự án nào đó, chi phí bị đội lên, cô bạn sẽ dùng phần tiền tích luỹ trước đó để bù vào. Cho đến hiện tại, dòng vốn kinh doanh vẫn vận hành khá tốt theo dạng cuốn chiếu.
"Mình không có thời gian ghi lại chi tiêu. Tuy nhiên, trước khi làm điều gì, mình đều tính toán kỹ càng sẽ dùng bao nhiêu tiền vào việc đó. Sau khi đầu tư, mình phải chắc chắn được số tiền tối thiểu bản thân sẽ nhận lại được là bao nhiêu. Điều này giúp mình đề phòng trường hợp thua lỗ trong kinh doanh. Bên cạnh đó, mình cũng chia tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau để dễ nắm được dòng tiền ra vào".
Có đủ ngân sách niềng răng
Thu Hường (25 tuổi) đã đạt được tầm 70% mục tiêu tài chính trong năm nay: Đổi máy tính, tiết kiệm đủ ngân sách để niềng răng, và có một số tiền tích lũy dành cho tương lai. Về 30% còn lại, cô bạn chia sẻ rằng không thể đạt được do phát sinh ngoài dự kiến, bị mất điện thoại.
"Đây là sự tổn thất bất ngờ nhưng cũng giúp mình hiểu được tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp, có một số tiền để phòng thân. Bên cạnh đó, mình cũng tự nhủ bản thân khá may mắn vì chỉ mất vật ngoài thân".
Thu Hường - Ảnh: NVCC
Để đạt được mục tiêu tài chính, Thu Hường cho rằng nếu không tăng thu nhập, cần giảm chi. Đôi lúc, mọi người thường sẽ chi tiêu cho cảm xúc chứ không phải nhu cầu, khoản chi này có thể cắt giảm. Còn đối với Thu Hường trong năm qua, cô bạn đã nỗ lực gia tăng thu nhập bằng cách làm phiên dịch trực tuyến.
Trong năm 2023, Thu Hương đặt mục tiêu sẽ học thêm về những vấn đề xung quanh về đầu tư. Bởi vì khi đầu tư kinh doanh phải tìm hiểu thật kỹ về người mình hợp tác cùng. "Hơn thế nữa, năm sau dự đoán kinh tế sẽ có nhiều biến động hơn nữa. Do vậy, bây giờ mình muốn quản lý chi tiêu hợp lý hơn nữa và có khoản tích luỹ đủ để có thể vượt qua giai đoạn này".
Phụ nữ Việt Nam