MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Top 10 địa phương kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tốt nhất

Top 10 địa phương kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tốt nhất

Theo Báo cáo PAPI 2021, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công phản ánh đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành phần.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Theo đó, một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá kết quả Chỉ số PAPI cuối cùng là chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Chỉ số nội dung này đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành phần. Ngoài ra, chỉ số cũng phản ánh sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân. 

Bốn nội dung thành phần cấu thành Chỉ số gồm: Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương, Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công và Quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương.

Theo Báo cáo PAPI 2021, qua hai năm 2020 và 2021, 20 tỉnh, thành phố có mức gia tăng về điểm đáng kể. Trong đó, Bình Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn và Lâm Đồng đạt mức tăng trên 15% qua 2 năm.

Báo cáo cũng chỉ ra tỉnh kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tốt nhất năm 2021 là tỉnh Bình Dương với 8,15 điểm. Các tỉnh, thành phố còn lại xếp trong top 10 bao gồm Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bạc Liêu, Hải Phòng và Bình Thuận.

Top 10 địa phương kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tốt nhất - Ảnh 1.

Top 10 địa phương có chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công cao nhất năm 2021. Nguồn: PAPI 2021

Báo cáo nhận định, dưới 70% số người trả lời ở tất cả các tỉnh, thành phố cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong phòng, chống tham nhũng. Ở hơn 30 tỉnh, thành phố, tỷ lệ người trả lời cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc chỉ ở mức dưới 50%.

Tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi ‘lót tay’ dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố. Hiện trạng "chung chi" để làm xong thủ tục xin cấp đổi hoặc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại phổ biến ở các tỉnh còn nghèo như Cao Bằng, Đắk Lắk và Sóc Trăng.

Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện công tuyến huyện cho biết họ đã phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn dao động từ 40% đến 80% ở khoảng 40 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ này thấp nhất ở Đồng Tháp, Hậu Giang và TP. HCM.

https://cafef.vn/top-10-dia-phuong-kiem-soat-tham-nhung-trong-khu-vuc-cong-tot-nhat-20220512090207047.chn

Anh Ngọc

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên