Top 3 mãnh tướng võ công tuyệt đỉnh Tào Tháo cả đời mong thu phục: Số 1 thà chết 'không thờ hai chủ'
"Nếu lấy được chiến tướng dũng mãnh này, ta không còn lo thiên hạ bất ổn" - Tào Tháo.
- 18-09-2024Ngoài Quan Vũ, 4 cao thủ Tam Quốc này có thể chém đầu mãnh tướng của Đổng Trác: Họ là ai?
- 13-09-2024Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!
- 28-07-2024Top 5 mãnh tướng võ công 'xuất quỷ nhập thần' trong Thủy Hử - Lương Sơn Bạc sở hữu 1 người
Tào Tháo cả đời muốn thống nhất thiên hạ, quy non sông về một mối. Để hiện thực hóa tham vọng quyền lực đó, Tào thu phục rất nhiều người tài. Với tôn chỉ khá "thực dụng" - chỉ cần lấy người tài, tướng giỏi - Tào Mạnh Đức nắm trong tay không ít danh tướng võ công xuất quỷ nhập thần, thiên hạ vạn người khó địch.
Sử gia đánh giá, tầm nhìn của Tào Tháo kỳ thực khá cao nhưng vì đa nghi nên mặc dù có vô số danh tướng trong Tam Quốc bên cạnh, những người có thể khiến Tào coi trọng không nhiều.
Đó là lý do, trong không ít lần giao chiến với phe địch, thay vì tiếc thương binh lính hay tướng tài của mình tử trận, Tào lại ngưỡng mộ chiến tướng đối phương, hết lời khen ngợi và mong có được họ về tay. Tiếc rằng, các chiến tướng này lại một lòng tận trung, tận nghĩa, không thờ hai chủ. Điều này càng khiến Tào khát khao có được.
Tào Tháo muốn thu phục nhiều võ tướng mạnh nhưng chỉ có 3 vị tướng võ công tuyệt đỉnh là khiến ông một đời không thể nắm giữ.
Top 3: "Đệ nhất chiến thần Tam Quốc" Lữ Bố
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lữ Bố được mệnh danh là Chiến thần mạnh nhất Tam Quốc. Không chỉ võ nghệ dũng mãnh, giỏi đánh cận chiến, Lữ Bố còn có tài cưỡi ngựa Xích Thố bắn cung tuyệt đỉnh bách phát bách trúng nên được tôn tụng là Phi tướng.
Nhờ có công tiêu diệt gian thần Đổng Trác nên Lữ Bố được Hán Hiến Đế - vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Hán - phong tước Ôn hầu.
Tuy nhiên, có thể nói chính cái chết của Đổng Trác đã khiến cuộc đời và binh nghiệp của Lữ Bố rẽ sang một hướng khác. Lữ Bố cả một đời chạy theo nương nhờ người khác, lập hàng chục chiến công hiển hách nhưng là để trả ơn, không phải giúp bản thân xây dựng cơ đồ.
Năm 194 - 5 năm trước khi Lữ Bố bỏ mạng ở thành Hạ Bì - Lữ Bố vô tình gây nên mối thù địch với Tào Tháo khi đi theo Trương Mạc, cầm 10 vạn quân của Trương Mạc đánh Tào hòng chiếm các thành trì của Tào ở Duyện châu.
Chứng kiến sự hữu dũng của Lữ Bố, Tào Tháo sớm nhận ra, nếu có người này trong tay sẽ sớm giúp giấc mộng thống nhất thiên hạ của mình nhanh chóng hoàn thành.
Khi Tào Tháo và Lưu Bị liên thủ đánh Lữ Bố tại Hạ Bì, đến phút cuối khi Lữ Bố quỳ gối xin hàng, Tào Tháo vẫn muốn chiêu mộ người này dưới trướng mình. Tuy nhiên, cũng vì một chữ "ngờ" (vì quá khứ phản trắc của Lữ Bố với cha nuôi Đổng Trác) mà Tào Tháo vẫn phải xử tử Lữ Bố.
Top 2: "Hổ uy tướng quân" Triệu Vân
Người thứ hai khiến Tào Tháo mơ ước nắm trong tay chính là Triệu Vân - Hổ tướng nhà Thục Hán của Lưu Bị.
Thời điểm Tào Tháo ấn tượng sâu sắc nhất trước bản lĩnh cùng võ công cái thế của Triệu Vân phải nhắc đến năm 208, khi ấy quân của Lưu Bị và Tào Tháo đang giao chiến trong trận Trường Bản.
Từ đỉnh núi cao, Tào Tháo trầm ngâm theo dõi những pha đột kích và phá vòng vây kẻ thù của tướng lĩnh nhà Thục Hán, khi ấy đang mặc trường bào màu trắng, cưỡi bạch mã, tay cầm Lương Ngân Long Đảm thương mà sát phạt những kẻ cản đường để cứu gia quyến (vợ và con trai) Lưu Bị. Sinh tử không màng.
Khi biết được danh tính của Triệu Vân, Tào thầm nghĩ: "Nếu lấy được chiến tướng dũng mãnh này, ta không lo thiên hạ bất ổn". Ngay lập tức, Tào hạ lệnh bắt sống Triệu Vân, ý đồ thu phục người này theo mình phò tá.
Kinh ngạc thay, những danh tướng cấp cao của Tào Ngụy ai nấy đều không xung phong. Chứng kiến lối đánh tốc chiến tốc thắng của Triệu Vân, chiến tướng Tào Ngụy như Trương Liêu, Hứa Chử hay Văn Sính "án binh bất động".
Theo Lưu Bị từ những ngày đầu, Triệu Vân là một chiến tướng quả cảm, tận trung mức cao nhất. Nếu có bị Tào Tháo bắt sống đi chăng nữa, có lẽ Triệu Vân thà chết chứ không phản bội.
Chiến tích thăng hạng của Triệu Vân trong các trận đánh Hán Trung (217 - 219) và giải cứu Hoàng Trung năm 219 trước vạn binh của Tào Ngụy, Tào Tháo càng nhận thấy "mắt nhìn người" của mình thêm đúng đắn. Tiếc thay, cả một đời binh nghiệp Nam chinh Bắc phạt này, Tào không có được Triệu Vân.
Thêm một chiến tướng dũng mãnh - đứng đầu Ngũ hổ tướng - của nhà Thục Hán nữa khiến Tào Tháo mong muốn có được nhưng bất thành, đó là...
Top 1: "Võ thánh" Quan Vũ
Trong chính sử hay tiểu thuyết, Quan Vũ đều thuộc hàng những chiến tướng giỏi nhất thời Tam Quốc.
Can trường, hữu dũng, tận trung, tận nghĩa, văn võ toàn tài là những đặc điểm nổi trội ở Quan Vũ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chinh phục Tào Tháo. Trong lòng Tào Tháo, Quan Vũ chính là mãnh tướng toàn tài (võ công cái thế cùng tài điều binh khiển tướng như thần) mà ông ta yêu thích nhất.
Mối duyên có được Quan Vũ "tạm thời" vào năm 200 có lẽ là khoảng thời gian hài lòng nhất của Tào Tháo. Khi ấy, Lưu Bị thất thế sau trận đánh với quân Tào ở Từ Châu. Quan Vũ vì bảo vệ gia quyến của chủ công mà đành bị Tào bắt sống.
Để bảo vệ sự anh toàn cho gia quyến Lưu Bị, Quan Vũ đành phải nhẫn nhịn, hàng Tào Tháo cùng 3 điều kiện (gọi là ước pháp tam chương): Một là, một khi biết tin tức về Lưu Bị, lập tức rời Tào Ngụy; Hai là, Quan Vũ ta chỉ theo vua Hán, không theo vua Tào Ngụy; Ba là, nhị vị phu nhân phải được an toàn.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ là người duy nhất dám ra điều kiện với Tào Tháo. Nhưng có hề gì, vì sẵn mến mộ Quan Vũ, Tào Tháo chấp nhận hết. Thậm chí còn ban thưởng vô số tiền bạc, ngựa quý Xích Thố và phong chức Thiên tướng quân – Hán Thọ Đình Hầu.
Đổi lại, Quan Vũ nổi tiếng là người giữ chữ tín, nên đã lập nhiều công trạng to lớn cho Tào Tháo: Giết chết tướng Nhan Lương dưới trướng Viên Thiệu; giải vây cho thành Bạch Mã.
Chuyện kể rằng, khi Tào Tháo phái Trương Liêu đi thăm dò Quan Vũ. Quan Vũ khảng khái mà nói rằng: "Tào Tháo đối đãi với ta rất tốt nhưng đời này của ta từng thề nguyện sẽ chỉ trung thành với Lưu tướng quân. Ta quyết không phản bội. Thà chết chứ không thờ hai chủ... Chờ ta lập công báo ơn Tào xong, ta sẽ rời đi".
Nghe Trương Liêu báo cáo, Tào Tháo chỉ thêm kính trọng chiến tướng Thục Hán. Những chiến công mà Quan Vũ lập được cho Tào khiến ông ta càng thêm tiếc nuối. Tiếc rằng, chỉ Lưu Bị mới có trong tay Quan Vũ mà thôi.
Về sau, khi nhận tin Quan Vũ bỏ mạng tại Kinh Châu, Tào Tháo rất đau lòng, xót xa. Dù đứng ở bên kia chiến tuyến, Tào Tháo vẫn một đời coi trọng chiến tướng can trường, khí khách phi phàm này.
Tham khảo Sohu, Baike, Baidu
Đời sống & pháp luật