MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP Hồ Chí Minh đề xuất nhiều cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3

TP Hồ Chí Minh đề xuất nhiều cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3

Dự án Vành đai 3 có tổng chiều dài 76km, tổng mức đầu tư là hơn 75.000 tỷ đồng.

Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương, chính quyền TP Hồ Chí Minh đang lập kế hoạch cụ thể, trình dự thảo để Chính phủ ban hành Nghị quyết chính thức cơ chế thực hiện dự án Vành đai 3. Trong hội thảo vừa được tổ chức tuần qua, các cấp ban ngành của thành phố đã đề xuất nhiều cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, chuẩn bị cho mục tiêu khởi công dự án vào tháng 6/2023.

Đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để tránh phát sinh tiêu cực từ việc chuyển nhượng đất đai, tạo sự đồng thuận với người dân; nhanh chóng rà soát quỹ đất, tích hợp vào điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố để tăng thu ngân sách từ việc tổ chức đấu giá đất hai bên dự án. Đây là các kiến nghị rất cụ thể từ các địa phương có đường Vành đai 3 đi ngang qua.

"Xuất hiện tuyến Vành đai 3 là một cơ hội rất lớn cho việc phát triển đô thị hai bên đường, đặc biệt khu vực có nút giao và khu vực có đường lên và xuống kết nối với Vành đai 3", ông Hoàng Tùng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Thủ Đức cho hay.

TP Hồ Chí Minh đề xuất nhiều cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 - Ảnh 1.

Dự án Vành đai 3 có tổng chiều dài 76km, tổng mức đầu tư là hơn 75.000 tỷ đồng.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các dự án giao thông trước đây, thành phố đề xuất cơ chế bồi thường và tái định cư trước cho người dân, sau đó mới giải phóng mặt bằng. Cơ chế bồi thường sẽ là đất ở bồi thường bằng đất ở theo tỉ lệ 1:1; đối với đất nông nghiệp thực hiện hoán đổi sang đất ở theo tỉ lệ nhất định.

Ông Võ Trung Trực - Phó Giám đốc, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết: "Bố trí tái định cư tại chỗ, chúng ta căn cứ vào quy mô thu hồi đất, số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng và dự kiến tỷ lệ hoán đổi giữa đất nông nghiệp qua đất ở. Để người dân đồng thuận và thực hiện chủ trương thu hồi đất, từ đó chúng ta mới tổ chức bán đấu giá được".

Dự án Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh, thành gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… với 8 dự án thành phần. Do đó, để đảm bảo tính liên thông, giám đốc Ban Giao thông cho biết thành phố đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ, tích hợp thông tin từ các đầu mới thực hiện để kiểm tra theo dõi được tiến độ thực hiện từng hạng mục công việc của dự án.

Dự án Vành đai 3 có tổng chiều dài 76km, tổng mức đầu tư là hơn 75.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến quý IV/2022 thành phố sẽ bàn giao ranh dự án để triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Dự kiến đến cuối năm 2023 bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng và thực hiện khởi công dự án.

Theo VTV Digital

VTV News

Trở lên trên