TPHCM hỗ trợ người lao động 1 triệu/tháng: Kịp thời và nhân văn!
Chủ trương hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng cho người lao động TPHCM bị mất việc làm là hành động rất cần thiết và kịp thời, thể hiện tính chia sẻ, nhân văn.
- 28-03-2020Bệnh viện Bạch Mai cách ly toàn bệnh viện, tạm dừng đón tiếp bệnh nhân để chống dịch Covid-19
- 26-03-2020Chủ tịch Hà Nội: "Dịch bệnh Covid -19 không cho phép mọi người nói dối"
- 25-03-2020Chủ tịch Hà Nội: Ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai rất phức tạp
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP.HCM họp trực tuyến với 24 quận, huyện và một số sở, ngành liên quan, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương giảm 50% thu nhập tăng thêm của tất cả cán bộ, công chức thành phố và dành số tiền này để hỗ trợ cho người lao động mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ước tính, số tiền trên đủ để hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng/người/tháng cho khoảng 600.000 người lao động.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: TTCB)
Ủng hộ và đánh giá cao chủ trương này của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, chủ trương của TPHCM rất cần thiết và kịp thời, thể hiện tính chia sẻ, đồng cảm và rất nhân văn.
“Đất nước ta trong bất kỳ thời khắc lịch sử nào, khi có khó khăn, gian khổ đều dấy lên tình cảm yêu thương chia sẻ thật đáng trân trọng, với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no””- ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ.
Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến thị trường lao động. Các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là ngành sản xuất công nghiệp như da dày, dệt may, xuất khẩu... sẽ bị tác động rất mạnh, có thể dẫn đến gián đoạn hoặc giảm, ngừng sản xuất, thậm chí có thể đóng cửa doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh kéo dài. Theo báo cáo của Bộ Công thương, cho đến hết tháng 2/2020, một số ngành hàng thế mạnh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đã có xu hướng giảm.
Thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, từ tháng 1 đến giữa tháng 3, có khoảng 10.000 lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, nửa đầu tháng 3 có gần 3.000 người, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, những lĩnh vực, ngành nghề có số lượng đăng ký thất nghiệp gia tăng như du lịch, vận tải, chế biến, dệt may, da giày, siêu thị, trung tâm vui chơi giải trí, dịch vụ khách sạn lưu trú, ăn uống....
Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách đời sống xã hội, đặc biệt, người lao động bị mất việc làm là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nên cần có những chính sách an sinh xã hội kịp thời. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rất quyết liệt để cả nước tập trung chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người, hạn chế lây lan ra cộng đồng và quan trọng là trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.
“Để bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị mất việc làm, thiếu việc làm, suy giảm thu nhập hoặc mất thu nhập hoàn toàn thì vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động là rất cần thiết. Trong đó, Nhà nước có vai trò quyết định. Ngoài việc giải quyết kịp thời trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, rất cần các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong việc giãn, hoãn nợ các khoản vay mà khó có điều kiện trả nợ khi suy giảm kinh tế theo quy định của pháp luật. Cho phép chậm đóng các khoản thuế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kể cả phí Công đoàn nhưng không phải tính lãi suất chậm đóng hoặc các khoản đóng, có thể cho phép miễn mà không ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của Nhà nước và người lao động” – ông Bùi Sỹ Lợi nêu ý kiến.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, các địa phương tùy tình hình ngân sách có thể hỗ trợ thêm cho người lao động mất việc làm để bảo đảm mức sống tối thiểu; ngoài chính sách chung của Nhà nước có thể có chính sách cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Phát huy tinh thần tương thân tương ái kêu gọi giúp đỡ nhau trong việc tạo việc làm, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.
Những lúc khó khăn này, tinh thần yêu nước thương nòi, chia sẻ cộng đồng của dân tộc ta càng được phát huy cao độ. Chúng ta tin tưởng rằng, khó khăn sẽ qua nhanh, dịch bệnh sẽ sớm khống chế, cuộc sống sẽ bình yên, sản xuất, kinh doanh sẽ phục hồi và tiếp tục phát triển.
VOV
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19