TP.HCM: Vì sao gần 1 triệu người vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?
Mặc dù thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ Covid-19 đã trôi qua hơn 1 năm, thế nhưng gần 1 triệu người thuộc diện thụ hưởng vẫn chưa thể nhận được tiền từ gói hỗ trợ này do hết kinh phí.
Mặc dù thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ Covid-19 đã trôi qua hơn 1 năm, thế nhưng gần 1 triệu người thuộc diện thụ hưởng vẫn chưa thể nhận được tiền từ gói hỗ trợ này.
- 16-10-2022Tiết kiệm năng lượng: Trụ cột cho phát triển kinh tế bền vững
- 16-10-2022Xây dựng chính sách hỗ trợ DN vận tải biển chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng xanh
- 16-10-2022Chu kỳ điều chỉnh xăng dầu 10 ngày: “Lệch pha” và “lỗi nhịp” với thế giới
Gần 1 triệu người chưa được hỗ trợ
Theo Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM ban hành tháng 9/2021 về việ hỗ trợ người dân, thông qua gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 cho hơn 7,4 triệu dân khó khăn (1 triệu đồng/người). Nhưng đến nay, hơn một năm trôi qua, gần 1 triệu người thuộc diện thụ hưởng vẫn chưa thể nhận được tiền do “hết kinh phí”.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM mới đây (ngày 12/10/2022), nhiều chính sách an sinh, hỗ trợ Covid-19 của T.Ư và của riêng TP.HCM triển khai trên địa bàn từ năm ngoái đến nay vẫn chưa thể hoàn thành vì một số nguyên nhân. Trong đó, điển hình, tháng 9/2021, thời điểm TP.HCM trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 rất khốc liệt, HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết 97, triển khai gói Covid-19 đợt 3, hỗ trợ cho 5 đối tượng như: thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang gặp khó khăn và người phụ thuộc; người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn và người phụ thuộc...
Cũng theo báo cáo này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho rằng: “các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho hơn 7,4 triệu người với tổng kinh phí thực hiện hơn 7.400 tỉ đồng (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người). Thế nhưng, đến nay, TP.HCM mới chi hỗ trợ cho hơn 6,4 triệu người, đạt tỷ lệ 87%; tức vẫn còn gần 1 triệu người thuộc diện thụ hưởng chưa được chạm tay được số tiền hỗ trợ. Lý do được đề cập là vì thiếu kinh phí thực hiện. Đồng thời, do công tác tổ chức thực hiện ở nhiều địa phương còn lúng túng, việc quản lý hộ dân và nhân khẩu trên địa bàn chưa chặt chẽ dẫn đến việc phải thay đổi, bổ sung đối tượng nhiều lần”.
Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong nhiều buổi giám sát, tái giám sát vào đầu năm 2022 của HĐND TP.HCM về việc thực hiện các nghị quyết hỗ trợ Covid-19, Sở Tài chính TP.HCM có nêu khó khăn, áp lực trong việc cân đối ngân sách, bởi năm 2021, bên cạnh đảm bảo cân đối các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán, TP.HCM đã tập trung toàn bộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân. Do đó, Sở Tài chính TP.HCM đã đề nghị Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đánh giá lại hiệu quả chi hỗ trợ cũng như việc tiếp tục chi hay không. Tuy nhiên, HĐND TP.HCM nhấn mạnh quan điểm “đúng nguyên tắc là đã phê duyệt rồi thì phải chi”.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng thông tin, tháng 9 vừa qua, UBND TP.HCM cơ bản thống nhất với đề xuất của các sở, ngành là tiếp tục chi gói hỗ trợ đợt 3 cho số lượng người đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn chờ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP.HCM để có chủ trương thực hiện.
Kinh phí đã hết?
Tương tự gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3, một số chính sách thuộc Nghị quyết 68/2021, Nghị quyết 126/2021 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn TP.HCM, nhưng vẫn chưa thể hoàn tất vì thiếu kinh phí. Đơn cử, chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc mới đạt 48,7%; chính sách hỗ trợ người điều trị Covid-19, cách ly y tế đạt 63,8%…- Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho hay.
TP.HCM mới chi hỗ trợ cho hơn 6,4 triệu người, đạt tỷ lệ 87%; tức vẫn còn gần 1 triệu người thuộc diện thụ hưởng chưa được chạm tay được số tiền hỗ trợ.
Trước đó, liên quan nguồn kinh phí thực hiện chi phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân khó khăn, Sở Tài chính TP.HCM cho hay, ngân sách TP.HCM chỉ cân đối dự toán được hơn 18.000 tỉ đồng.
Cụ thể, tại buổi tái giám sát về công tác phòng chống dịch và thực hiện các chính sách hỗ trợ Covid-19 cho người dân khó khăn của HĐND TP.HCM, bà Trần Mai Phương, Phó giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, các đơn vị phải xây dựng dự toán kinh phí với số tiền rất cao, làm áp lực rất lớn cho thành phố trong việc cân đối ngân sách.
Theo đó, năm 2021, bên cạnh thực hiện ngay việc đảm bảo cân đối các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán, TP.HCM đã tập trung toàn bộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân.
Sau khi sử dụng hết nguồn dự phòng ngân sách năm, ngành tài chính rà soát các nguồn lực đã được tích lũy từ nhiều năm trước như cải cách tiền lương, nguồn kết dư ngân sách, quỹ dự trữ tài chính...
Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Sở Tài chính, ngân sách TP.HCM chỉ cân đối được số tiền hơn 18.000 tỉ đồng. "Trong khi đó, tổng nhu cầu kinh phí chi phòng chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ cho người dân trên địa bàn mà theo báo cáo của các sở, ngành; UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức xây dựng và gửi lên là trên 32.000 tỉ đồng" - bà Phương nói.
Đáng chú ý, liên quan đến nghi vấn tiêu cực trong qua quá trình thực hiện gói hỗ trợ tiền Covid-19. Ngày 9/3/2022, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP.HCM yêu cầu phối hợp cung cấp tài liệu liên quan việc hỗ trợ người dân nghèo, khó khăn trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Theo đó, C03 đang điều tra xác minh việc chi tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP.HCM theo nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 và Nghị quyết 97/NQ-HĐND ngày 22.9.2021 của HĐND TP.HCM. Để phục vụ công tác điều tra, C03 đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp và cung cấp hồ sơ tài liệu.
C03 yêu cầu TP.HCM cung cấp nội dung, kết quả thực hiện đến nay đối với việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn; kết quả thanh tra đối với việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các sai phạm đã phát hiện, kết quả xử lý. Các tài liệu mà TP.HCM cung cấp cho C03 để phục công tác điều tra, xác minh phải được đóng dấu treo và sao y.
Diễn đàn Doanh nghiệp