Trải nghiệm và năng suất
Trải nghiệm nhân viên được hình thành trong quá trình tương tác với các yếu tố nghề nghiệp, ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ, hành vi liên quan đến công việc.
Theo mô hình chuỗi giá trị của trường Harvard, nhân viên thỏa mãn sẽ có năng suất cao dẫn tới khách hàng thỏa mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận vượt trội.
- 04-07-2022Nhiều tiểu thương chợ truyền thống sẵn sàng dùng app thanh toán, ví điện tử
- 04-07-2022Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo ép vay tiền nặng lãi hay chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức "chuyển khoản nhầm"
- 04-07-2022Một số quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
Thỏa mãn và gắn kết
Trong thời gian gần đây khi công nghệ và thế hệ Z ngày càng phát triển trong doanh nghiệp, sự hài lòng của nhân viên ngày càng hướng tới những trải nghiệm kết hợp với bài toán làm thế nào gia tăng năng suất công việc là bài toán chung của các doanh nghiệp.
Trục hoành mô tả mức độ doanh nghiệp áp dụng công nghệ để tạo ra những trải nghiệm. Công nghệ cho phép các doanh nghiệp theo dõi và thực hiện các hoạt động gia tăng trải nghiệm nhân viên theo thời gian thực. Thông qua các giải pháp quản trị KPI, công ty có thể theo dõi tỷ lệ hoàn thành KPI trong ngày và khen thưởng ngay các nhân viên có tỷ lệ hoàn thành cao nhất.
Trục tung mô tả mức độ chuyên môn trong các trải nghiệm nhân viên. Công ty có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời thông qua các chuyên môn sâu về nhân sự như đào tạo phát triển con người. Một nhân viên sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi người lãnh đạo chỉ ra những điểm cần cải tiến nhằm giúp người nhân viên có được những hiệu suất cao trong công việc.
4 ô trong ma trận
Tại ô số 1 đó là các doanh nghiệp tiếp cận trải nghiệm nhân viên theo phương pháp truyền thống. Các hoạt động không có yếu tố công nghệ. Các doanh nghiệp nằm tại ô này chủ yếu là các doanh nghiệp truyền thống ít coi trọng trải nghiệm nhân viên.
Sơ đồ 4 ô trong ma trận công nghệ - chuyên môn.
Tại ô số 2 đó là các doanh nghiệp tiếp cận trải nghiệm nhân viên theo hướng giải pháp công nghệ nhưng ít khi quan tâm tới chiều sâu về chuyên môn. Các trải nghiệm nhân viên thường ở trên bề mặt ví dụ khen thưởng hoặc động viên theo thời gian thực. Các doanh nghiệp tại ô số hai có ưu điểm hệ thống trải nghiệm nhân viên được thực hiện tự động và áp dụng rộng rãi cho toàn bộ nhân viên.
Tại ô số 3 đó là các doanh nghiệp tiếp cận trải nghiệm nhân viên theo hướng chuyên môn sâu truyền thống không áp dụng nhiều công nghệ. Các doanh nghiệp này thường là các tập đoàn lớn có nhiều hoạt động giúp đào tạo phát triển và thúc đẩy nhân viên có hiệu năng cao. Các trải nghiệm thường dựa trên các chuyên môn sâu của nhân sự lãnh đạo như tư vấn, coaching, mentoring...
Tại ô số 4 đó là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ song hành với những hoạt động chuyên môn sâu kiến tạo trải nghiệm nhân viên. Các công ty này thường áp dụng các hệ thống chuyển đổi số làm việc – digital workplace tạo ra một không gian số 360 độ giúp cho nhân viên làm việc tương tác với nhau 100 %. Tác giả đã chứng kiến tại một tập đoàn lớn áp dụng workplace của Facebook khi một nhân viên bán hàng sau khi đạt KPI trong tháng đã live stream khoảng 5 phút để chia sẻ các bí quyết làm sao đạt doanh số với đội ngũ sales toàn quốc. Đây là một trải nghiệm chuyên môn sâu sắc trên nền tảng số giúp cho bản thân người nhân viên và toàn thể đồng đội có được những trải nghiệm tuyệt vời.
Các bước triển khai
Nhận thức 4 ô trong ma trận công nghệ - chuyên môn sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển trải nghiệm nhân viên một cách chiến lược.
Doanh nghiệp truyền thống bước đầu tiên nên chuyển đổi sang ô số 2 thông qua các giải pháp quản trị số nhân sự đơn giản ví dụ app giao KPI, giám sát và động viên nhân viên. Khi tiếp cận theo bước này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo ra những trải nghiệm nhân viên đơn giản giúp cho họ phấn khởi và có tinh thần làm việc cao.
Bước thứ hai, doanh nghiệp cần nhận thức chỉ với những trải nghiệm bề mặt sẽ không giúp cho nhân viên có thể đạt được hiệu suất cao bền vững. Một người nhân viên có năng lực chưa tốt có thể được khen nhiều lần vì các công việc nhỏ nhưng chắc chắn không đủ sức để hoàn thành các nhiệm vụ có đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Doanh nghiệp cần phát triển hệ thống nhân sự và quản lý mạnh để hướng tới tạo ra các trải nghiệm chuyên môn giúp cho nhân viên giải quyết các vấn đề và gia tăng hiệu suất của họ. Trên góc cạnh chiến lược và lâu dài, một công ty giúp cho người nhân viên phát triển tối đa hiệu suất cá nhân sẽ tạo ra một trải nghiệm ấn tượng trong cả cuộc đời đi làm của họ.
Bước thứ ba khi doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc số 360 độ nhằm kết nối nhân viên và khách hàng để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho cả hai cộng đồng. Dựa trên nền tảng làm việc và tương tác khách hàng này, nhân viên và khách hàng tương tác lẫn nhau thông qua ba chiều khách hàng tới nhân viên, nhân viên tới nhân viên và khách hàng tới khách hàng.
Giá trị quan trọng nhất trong mô hình này đó là trải nghiệm nhân viên luôn luôn gắn kết với trải nghiệm khách hàng. Ví dụ khi nhân viên được khen thì khách hàng cũng thấy ngay người nhân viên vừa phục vụ mình nhận được những lời khen từ công ty. Hơn thế nữa, thông qua môi trường làm việc số những trải nghiệm nhân viên sẽ còn đến từ đồng nghiệp, đối tác và quan trọng hơn nữa từ khách hàng.
Diễn đàn Doanh nghiệp