Trái phiếu doanh nghiệp – chiếc bẫy lãi suất nhà đầu tư cần nắm rõ
Nhiều người không biết rằng trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán có rủi ro, chứ không phải như tiền gửi ngân hàng lãi cao.
So sánh với cổ phiếu, trái phiếu là kênh đầu tư ít rủi ro hơn, dễ tiếp cận thị trường hơn nhờ tính linh hoạt cấu trúc sản phẩm và được phân phối trực tiếp từ chính các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán.
Năm 2019 kết thúc đánh dấu sự phát triển bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm 2019 là 116.085 (tăng hơn 74% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 14% với 15.981 tỷ đồng. Tiếp đến tháng 8/2019, theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, ước tính tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 117.142 tỷ đồng. Riêng các ngân hàng mua vào 7.410 tỷ đồng trái phiếu bất động sản, 3.750 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực khác.
Anh Quách Thiên Trợ, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, là Wealth Management Advisor tại ngân hàng đầu tư, đang quản lý 2 triệu USD giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những chia sẻ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp để cân nhắc được rủi ro.
Nhằm bảo vệ nhà đầu tư và kiểm soát rủi ro doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các trái phiếu doanh nghiệp đều được đăng ký lên trung tâm lưu ký chứng khoán và chịu sự quản lý giao dịch bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn mơ hồ về trái phiếu doanh nghiệp, và tiếp nhận các thông tin doanh nghiệp rất sơ sài, do đó hiện nay trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều Doanh Nghiệp tư nhân tự ý phát hành trái phiếu không đăng ký theo qui định của uỷ ban chứng khoán, trái pháp luật nhà nước với việc "giăng bẫy" lãi suất rất cao lên đến 25 - 30% một năm nhằm đánh đến tâm lý lợi nhuận cao mà an toàn đến khách hàng. Trong thực tế thì lãi suất hiện nay cao nhất vẫn chỉ dừng ở ngưỡng quanh 15% một năm ( nhà đầu tư nên nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn).
Vậy nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố chính trên thông tin phát hành (Offering Circular) như thế nào:
Tổ chức phát hành: đây là doanh nghiệp cần huy động vốn. Nhà đầu tư cần xem xét năng lực tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm báo cáo tài chính, hình thức kinh doanh, mục đích huy động vốn, và đặc tính phát triển chung của ngành doanh nghiệp đó đang kinh doanh.
Thời hạn và hình thức trả lãi: thông thường thời hạn dòng đời của trái phiếu doanh nghiệp phát hành sơ cấp từ 24 tháng đến 84 tháng. Hình thức trả lãi (coupon) theo chu kỳ quý (3 tháng), nữa năm (6 tháng) hoặc mỗi năm 1 lần (12 tháng). Với các giao dịch thứ cấp thì NDT có thể lựa chọn các kỳ đầu tư ngắn hạn hơn với các khung thời gian dưới 12 tháng, và được lãnh coupon hàng tháng tuỳ cấu trúc trái phiếu mà từng đại lý phát hành cung cấp.
Tài sản đảm bảo: TSDB được thể hiền bằng vài hình thức cơ bản như BDS hiện hữu thế chấp của chính doanh nghiệp, dự án thế chấp (nghĩa là TS được hình thành trong tương lai – Đa số của các TP công ty BDS), giấy tờ có giá (như doanh nghiệp thế chấp chính lô tiền gửi tại ngân hàng, TP chính phủ, cổ phần - cổ phiểu của DN hoặc các chứng nhận nợ khác), thư bảo lãnh của bên thứ 3 hoặc không có tài sản đảm bảo nào hết. Dĩ nhiên theo quy luật High Risk High Return, NDT chấp nhận rủi ro cao thì sẽ đi kèm lãi coupon cao tương đương. Đối với các trái chủ (người sỡ hữu trái phiếu doanh nghiệp) của trái phiếu có TSDB được ưu tiên thanh toán rủi ro phá sản dựa vào toàn bộ số TSDB được đem đi thanh lý (có được đền bù 100% mệnh gía hay không thì còn tuỳ thuộc vào tính thanh khoản và giá trị khấu hao của chính TSDB đó).
Cách thức giao dịch TP thì xem xét trong Quy chế hợp đồng: hình thức giao dịch sơ cấp hay thứ cấp, đại lý phát hành cam kết mua lại hay không, so sánh giá bán và mệnh giá mua. Hỗ trợ nhu cầu vốn vay lại ngắn hạn. Thanh khoản khi bán lại.
Với năm 2020 nhiều biến động, thì dòng tiền đầu tư trái phiếu là một kênh đầu tư đáng được nhà đầu tư quan tâm nếu tự trang bị cho mình kiến thức đầy đủ. Thị trường trái phiếu phát triển tốt làm kích cầu được kinh tế cả nước, giúp giảm bớt áp lực lãi suất và huy động vốn của ngân hàng, tăng quy mô hoạt động cho các doanh nghiệp đang phát triển, tăng trưởng GDP. Chúng ta luôn có nhiều bài học trước đây trên thị trường, tôi phân bổ tài sản qua các kênh: bất động sản, vàng, cổ phiếu và trái phiếu. Đừng quên, không bao giờ bỏ trứng vào một rổ.