MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trầm cảm có thể gây ra bi kịch ở người cao tuổi: Đừng để ông bà, cha mẹ phải âm thầm chịu đựng, hãy ghi nhớ những điều sau để giúp người thân và chính bản thân vượt qua

25-10-2021 - 17:32 PM | Sống

Trầm cảm có thể gây ra bi kịch ở người cao tuổi: Đừng để ông bà, cha mẹ phải âm thầm chịu đựng, hãy ghi nhớ những điều sau để giúp người thân và chính bản thân vượt qua

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến không chỉ ở phụ nữ sau sinh, người trẻ bị sang chấn tâm lý mà còn xuất hiện nhiều ở người cao tuổi, có thể dẫn người bệnh đến kết cục tự chấm dứt cuộc đời.

Mới đây, trong Livestream "CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN NGƯỜI CAO TUỔI MÙA DỊCH" trên fanpage Soha.vn, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ hữu ích liên quan căn bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Dưới dây là những điều bác sĩ khuyên bạn cần đặc biệt lưu ý với căn bệnh này:

1. Thế nào trầm cảm ở NCT?

Trong cuộc sống hằng ngày, cảm giác chán nản, buồn bã, thất vọng là cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên theo bác sĩ Thanh, khi các cảm giác này trở nên quá mức và ảnh hưởng đến cuộc sống của người già thì đó là bệnh trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh không chỉ gặp ở trong đại dịch Covid mà là còn là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Theo bác sĩ, khi cuộc sống có những biến động, người cao tuổi dễ rơi vào trạng thái cô lập bản thân với gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp, người cao tuổi thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời nên chọn cách im lặng, do vậy, gia đình thường không phát hiện sớm được những bất ổn ở các cụ. Khi đó chúng ta phải để ý những thay đổi bất thường của người già trong nếp sinh hoạt và lối sống hằng này để phát hiện ra bệnh.

Trầm cảm ở người cao tuổi hủy hoại ý thức sống của người già:  Đừng để họ phải âm thầm chịu đựng, hãy ghi nhớ những điều sau để giúp cha mẹ vượt qua - Ảnh 1.

Những dấu hiệu cho thấy người cao tuổi có thể đang mắc bệnh trầm cảm:

- Mệt mỏi, chán ăn, vận động chậm chạp cáu gắt, dễ xúc động.

- Giảm quan tâm với các vấn đề xung quanh: Người cao tuổi dần mất đi các hứng thú đối với các hoạt động thường ngày, không còn muốn xem tivi, nói chuyện hay chia sẻ với con cháu và những người xung quanh. Bên cạnh đó, tự cô lập mình khỏi gia đình và xã hội, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

- Chán nản, bi quan: Những thay đổi trong cuộc sống khiến tâm lý người già thay đổi. Việc có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, không có ai để chia sẻ, hay khó khăn trong việc diễn dẫn đến việc người già tự đánh giá bản thân theo cách khác nhau như nghĩ mình già, vô dụng. Cảm thấy bản thân ít có tác dụng với con cháu và xã hội.

- Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, trằn trọc: Mất ngủ là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở người già. Người bệnh sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc, gián đoạn giấc ngủ. Một số bệnh nhân hay bị tỉnh giấc và thức trắng cả đêm.

- Trường hợp nặng, người cao tuổi sẽ cảm thấy bi quan, tuyệt vọng, có những ý định làm tổn hại bản thân như tử tự.

3. Làm khi khi người già có các biểu hiện của bệnh trầm cảm

Bác sĩ Thanh cho biết: "sức khỏe là tổng hòa về thể chất và tâm hồn". Do đó, bên cạnh việc chăm sóc người cao tuổi về mặt thể chất thì mặt tinh thần cũng rất cần phải lưu tâm. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, gia đình cần:

Trầm cảm ở người cao tuổi hủy hoại ý thức sống của người già:  Đừng để họ phải âm thầm chịu đựng, hãy ghi nhớ những điều sau để giúp cha mẹ vượt qua - Ảnh 2.

- Hỏi han, tâm tình, nói chuyện với các cụ: Người cao tuổi bị trầm cảm thường không nói cho người khác nghe họ cảm thấy không được khoẻ. Vì vậy, bước đầu tiên là con cháu nên thường xuyên nói chuyện, hỏi thăm sức khỏe người cao tuổi để nhận biết sớm vấn đề ông bà đang gặp phải. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời mà để người già âm thầm chịu đựng sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Chia sẻ cũng chính là bước đầu giúp người cao tuổi cảm thấy tốt hơn. Người nhà nên dành thời gian nhiều hơn cho các cụ để nói chuyện, chia sẻ cũng như để người già tham gia sinh hoạt gia đình, chia sẻ ý kiến. Đó là liều thuốc tốt nhất để giúp người già vui vẻ hơn, yêu đời hơn.

- Khi phát hiện người cao tuổi có những biểu hiện của bệnh mà người nhà không thể tự giải quyết được, khi đó, người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có sự tư vấn kịp thời và phương pháp điều trị cần thiết.

Ánh Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên