MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh cãi kịch liệt: Để mua được 2 căn nhà và nghỉ hưu trước 40 tuổi, cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng, tận dụng lại cả nước tắm!?

16-06-2024 - 21:50 PM | Lifestyle

Nhiều người cho rằng, nguyên tắc tiết kiệm của cô nàng không phù hợp với số đông.

Tranh cãi kịch liệt: Để mua được 2 căn nhà và nghỉ hưu trước 40 tuổi, cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng, tận dụng lại cả nước tắm!?- Ảnh 1.

Sau vài năm đi làm, nhiều người mong đạt mục tiêu FIRE (tự do tài chính và nghỉ hưu sớm). Nhưng có thể biến ước mơ này thành hiện thực thì không phải ai cũng làm được. Bởi để hoàn thành FIRE, bạn không chỉ cần có sự tích luỹ tiền bạc trong thời gian dài, mà cần chuẩn bị thêm cả kế hoạch tài chính và đầu tư sau khi nghỉ hưu, không còn thu nhập từ đi làm.

Mới đây, một cô nàng đã thu hút nhiều chú ý sau khi chia sẻ hành trình chinh phục mục tiêu FIRE của mình trên mạng xã hội. Đáng nói, kế hoạch của cô nàng không chỉ bài bản mà còn nhận được quan tâm lớn... bởi nhiều người nhận xét "không phải ai cũng theo đuổi nổi".

Tính toán để nghỉ hưu sớm: Chỉ tiêu 6 triệu/t  háng, còn lại bao nhiêu lương dồn hết đầu tư

Cô nàng hiện tại 32 tuổi, đang làm giảng viên, tình trạng độc thân. Ban đầu, cô dự tính nghỉ hưu ở năm 35 tuổi. Nhưng cô cho rằng, nếu nghỉ hưu ở độ tuổi này, nếu có sức khoẻ tốt thì không sao nhưng nếu chẳng may bị đau ốm, cô sẽ không đủ chi phí lo toàn cuộc sống dù đã mua bảo hiểm đầy đủ. Do đó, cô nàng đặt giới hạn mới là làm việc tối đa năm 38 tuổi để nghỉ hưu.

Về tài sản: Cô nàng đang có 2 căn nhà. Một căn hộ được cô mua từ năm 24 tuổi nhờ tiền lương đi làm khi còn là sinh viên. "Lúc mình mua thì rẻ lắm, rẻ bèo luôn nhưng nay (giá -PV) tăng gấp 10 lần rồi ạ", cô nàng cho biết. Đồng thời, cô chia sẻ đang nhờ mẹ cho thuê lại căn nhà này, tiền lời được mẹ toàn quyền quyết định. Căn hộ thứ hai được mua năm 27 tuổi và cô đang sống tại đây.

Về đầu tư: Hiện sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt hàng tháng thì phần lớn thu nhập còn lại được đầu tư vào vàng, chứng chỉ quỹ và bảo hiểm.

Về  công việc trong tương lai: Cô dự tính nghỉ hưu sớm không đồng nghĩa với dừng hoàn toàn đi làm. Cô chọn nghỉ công việc giảng viên, nhưng chuyển sang làm thỉnh giảng và nhận tối đa 8 buổi/tháng. Khi đó, cô nhận tiền lương gần 8 triệu đồng/tháng - một con số đủ để cô duy trì cuộc sống.

Tranh cãi kịch liệt: Để mua được 2 căn nhà và nghỉ hưu trước 40 tuổi, cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng, tận dụng lại cả nước tắm!?- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Về chi phí sinh hoạt hàng tháng: Để có thể dư phần lớn thu nhập hiện có để đầu tư, cô nàng cố gắng chỉ tiêu 6 triệu đồng/tháng cho cuộc sống cá nhân. Đây là một con số tiết kiệm với nhiều người trẻ, thậm chí "khó tin" nếu so với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở các thành phố lớn.

Chi phí sinh hoạt hàng tháng chỉ trong 6 triệu đồng/tháng của cô nàng được gói gọn như sau:

- Tiền ăn uống: 1,5 triệu đồng mua thực phẩm và gia vị; 50 ngàn đồng mua gạo; 300 ngàn đồng mua cafe/trà sữa/nước uống linh tinh. Trước đây, cô nàng còn tốn thêm 200 ngàn đồng tiền mua trái cây nhưng gần đây cô bỏ khoản này vì hay được sinh viên, đồng nghiệp tặng hoa quả.

- Tiền nhà cửa: 350 ngàn đồng đóng tiền nước, phí chung cư và phí đổ rác; 1 triệu đồng đóng tiền điện nước; 100 ngàn đồng mua hoá chất trong nhà (nước rửa bát, bột giặt, nước xả vải).

- Chi tiêu cá nhân: 250 ngàn đồng đóng tiền mạng, mua tài khoản Netflix; 600 ngàn đồng mua mỹ phẩm; 600 ngàn đồng đi sapa 2 lần/tháng; 450 ngàn đồng đi tập gym.

- Phí phát sinh bên lề (đi xe công nghệ, dự đám cưới hỏi): 600 ngàn đồng.

Tranh cãi kịch liệt: Để mua được 2 căn nhà và nghỉ hưu trước 40 tuổi, cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng, tận dụng lại cả nước tắm!?- Ảnh 3.

Hình ảnh bữa ăn của cô nàng

Nguyên tắc tiết kiệm để chỉ tiêu 6 triệu/tháng: Đi xe đạp hàng ngày, săn sale hàng "cận date"

Đằng sau con số chi phí sinh hoạt chỉ 6 triệu đồng/tháng là nhiều nguyên tắc tiết kiệm của cô nàng này. Một số nguyên tắc được cô chăm chỉ áp dụng như sau:

- Đi xe đạp hàng ngày: Nhà cô ở khu vực trung tâm, thuận tiện chi chuyển đến nơi khác nên cô chọn đi xe đạp để tiết kiệm tiền xăng xe, phí bãi gửi. Nếu cần di chuyển xa, cô sẽ bắt xe công nghệ.

- Cố gắng tiết kiệm điện: Cô nàng luôn tắt hết hết mọi thiết bị điện tử khi ra khỏi nhà. Cô còn duy trì nguyên tắc "chỉ mở 1 khu vực đèn duy nhất", chẳng hạn nếu cô ở phòng bếp thì sẽ đảm bảo các khu vực khác đều đã tắt hết đèn và thiết bị rồi. Khi không dùng những thiết bị lớn như TV, máy lạnh, máy quạt, sạc pin điện thoại,... cô sẽ rút hết ổ cắm điện để các khu vực khác đều đã tắt hết đèn và thiết bị rồi. 

Bên cạnh đó, để tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh, cô nàng còn có bí quyết luôn làm đầy đá ở tủ lạnh ngăn đông. "Vì tủ lạnh nếu đủ độ lạnh mình đã cài đặt, nó sẽ tự động giảm công suất hoạt động, vì thế việc để đầy đá tiết kiệm rất nhiều công suất của tủ lạnh", cô nàng giải thích.

Nhờ những nguyên tắc trên nên dù mở máy lạnh cả ngày, nấu bếp từ, sử dụng máy nước nóng, đun bình siêu tốc nhiều lần trong ngày nhưng tiền điện của cô chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng.

- Tiết kiệm nước: Cô nàng áp dụng quy tắc dùng đi dùng lại nước cho nhiều nhu cầu. Chẳng hạn, cô dùng nước vo gạo/nước rửa rau/rửa thịt để tưới cây. Hay cô dùng nước tắm, nước rửa chân để cọ nhà vệ sinh, cọ bồn cầu hoặc lau nhà.

- Tận dụng nhiều nguyên liệu đã sử dụng để làm thơm nhà : Chẳng hạn, cô nàng sẽ dùng bã pha cafe để làm thơm phòng đọc sạch; Hay cô nàng dùng vỏ chanh, vỏ tắc quất, gốc xả, gốc lá dừa, bã trà… để làm thơm tủ lạnh.

Tranh cãi kịch liệt: Để mua được 2 căn nhà và nghỉ hưu trước 40 tuổi, cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng, tận dụng lại cả nước tắm!?- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

- Tiết kiệm tiền mua thực phẩm:

Sau khi tan làm, cô nàng thường ghé Bách Hoa Xanh mua đồ ăn, còn sau 8h tối nếu tranh thủ được thời gian sẽ ghé BigC. Theo nguyên tắc này, cô nàng mua được nhiều thực phẩm rẻ, vẫn tươi ngon, đồng thời được làm sạch nên rất tiện. Cô nàng còn hay săn thực phẩm ở hàng "cận date", còn hạn sử dụng 4-6 tháng trở lên, chẳng hạn như hạt nêm, nước mắm, sate, mì gói…

Bên cạnh đó, cô nàng còn chủ động tự trồng một số rau ở nhà như  rau ngót, xà lách xoong,... để vừa ăn ngon, vừa tiết kiệm chi phí.

Chi tiêu tiết kiệm hay sống tằn tiện làm khổ bản thân?

Sau khi đọc bài chia sẻ của cô nàng này, nhiều người nhận xét cô nàng này chi tiêu có kế hoạch, song có phần tiết kiệm đến mức hà tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Một số khác lại bày tỏ, những nguyên tắc tiết kiệm của cô nàng này không phù hợp với số đông, bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống.

"Sao mình thấy bạn í tiết kiệm tới mức hà tiện í", "Ai cũng muốn tiết kiệm nhưng tiết kiệm kiểu như thế này thấy mệt mỏi quá, chắc cả đời mình không làm được. Cảm thấy cuộc sống hơi bí bách ạ", "Vẫn biết là phải tiết kiệm nhưng tiết kiệm như bạn này mình không làm được (nhưng bạn vẫn có những khoản đáng học hỏi). Chưa nói đến bây giờ cuộc sống lại rất vô thường. Nên mình cho phép bản thân sống thoải mái hơn chút",... - là một vài bình luận của cư dân mạng trong bài chia sẻ của cô nàng.

Trước những ý kiến cho rằng bản thân đang sống quá hà tiện hay hà khắc với bản thân, cô nàng này đã phủ nhận. Cô chia sẻ, mình vẫn dành tiền để thi thoảng tặng quà cho người thân, chẳng hạn con cháu trong nhà,... hoặc lì xì cho con của đồng nghiệp, bạn bè thân thiết, chú bảo vệ ở chỗ làm. Bên cạnh đó, cô cũng dành toàn bộ tiền thưởng Tết để đi du lịch. Trong những chuyến đi, cô đều mua bảo hiểm du lịch ngắn hạn để tránh tình huống ngoài ý muốn và giảm thiểu rủi ro gánh nặng tài chính.

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên