MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tránh tạo “cú sốc” đối với đồ uống có cồn khi tăng thuế, Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm thế giới?

Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Tuấn Anh cho biết, đa phần doanh nghiệp đều đồng tình với nghĩa vụ phải nộp thuế, nhưng việc đánh thuế như thế nào lại phải phải gắn với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tránh tạo “cú sốc” đối với đồ uống có cồn khi tăng thuế, Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm thế giới?- Ảnh 1.

Tờ trình về Dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm. Theo đó, 2 phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra đối với mặt hàng bia, rượu.

Phương án 1, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia, rượu trên 20 độ sẽ tăng từ năm 2026 lên 70%; 2027 là 75% và tăng liên tiếp mỗi năm 5% cho đến năm 2030 lên 90%. Đối với rượu dưới 20 độ sẽ tăng lên 40% vào năm 2026 và tăng liên tiếp mỗi năm 5% cho đến 60% vào năm 2030.

Phương án 2, thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu trên 20 độ sẽ tăng lên 80% vào năm 2026 và mỗi năm tăng 5% lên đến 100% vào năm 2030. Đối với rượu dưới 20 độ sẽ tăng 50% vào năm 2026 và mỗi năm tăng 5% cho đến 70% vào năm 2030.

Tại hội thảo “Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức mới đây, Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Tuấn Anh cho biết, đa phần doanh nghiệp đều đồng tình với nghĩa vụ phải nộp thuế, nhưng việc đánh thuế như thế nào lại phải phải gắn với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan soạn thảo và Quốc hội cần cân nhắc, nhìn trong bối cảnh thực tế của ngành hàng đồ uống hiện đang rất khó khăn. Việc đánh thuế cần lộ trình phù hợp.

Theo bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam, mục tiêu của thuế TTĐB không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn định hướng sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Quan hệ Đối ngoại cấp cao của Công ty Heineken Việt Nam cho hay, theo Báo cáo Thúc đẩy kinh doanh sáng tạo năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tăng trưởng GDP trong bối cảnh lạc quan thì tới năm 2026 ước đạt 6,5%. 

"Như vậy chúng ta thấy rằng sau 4 năm kể từ khi bình thường hóa sau đại dịch Covid-19, tăng trưởng GDP chưa đạt được mức trước đại dịch là 7,02% năm 2019", bà Ánh đẫn chứng.

Theo đó, đại diện Heineken kiến nghị thuế suất đối với bia sẽ giữ ổn định ở mức 65% trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ ngày Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu lực, sau đó 3 năm thì tăng một lần và tăng không quá 3-5% mỗi lần.

"Chúng tôi ước tính vào năm 2026, với phương án 1, khi tăng thuế suất cao hơn 5% quy định hiện hành thì giá bán sản phẩm sẽ tăng 10%. Với phương án 2, khi tăng thuế suất cao hơn 15% quy định hiện hành, giá sản phẩm tăng 20%. Như vậy, bất kỳ sự tăng giá nào trong giai đoạn khó khăn hiện nay sẽ dẫn đến giảm sút về sản lượng và thất thu ngân sách", bà Ánh phân tích.

Không chỉ vậy, theo đại diện Heineken, dựa trên lý thuyết về đường cong Laffer (Laffer Curve), khi thuế xuất tăng vượt điểm tối ưu, mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do doanh số sụt giảm.

Đơn cử như tại Bỉ, tháng 11/2015, chính phủ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu mạnh lên hơn 40% với dự kiến thu thêm 128 triệu EUR cho 6 tháng năm 2016. Tuy nhiên do lượng hàng bán giảm 33% khi giá các sản phẩm rượu mạnh tăng hơn 20%, doanh thu của chính phủ không tăng. Đồng thời, người tiêu dùng chuyển sang mua rượu mạnh ở Luxembourg và ở miền Bắc nước Pháp. Các khu vực này có doanh số tăng gấp đôi.

Hay ở Anh, đầu năm 2023, chính phủ tăng thuế với rượu. Doanh số rượu đã giảm 20% và doanh thu thuế từ rượu giảm 108 triệu GBP chỉ trong nửa năm. Cuối năm 2023, Anh đã dừng tăng thuế. Tương tự Úc dự tính thất thu 170 triệu đô la Úc khi tăng thuế rượu. 

"Chúng tôi cho rằng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế", bà Ánh góp ý.

z5710752653592_0d952d2795b7442d46462a3b5ac1a002.jpg

Bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam

Từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế, bà Bùi Thị Việt Lâm cho biết, đồ uống có cồn trên thế giới được đánh thuế theo các phương pháp khác nhau, khi so sách thuế TTĐB ở các quốc gia trên thế giới có thể thấy việc so sánh mức thuế cao thấp giữa các quốc gia là rất khó, tỷ trọng trên giá bán lẻ lại còn khó hơn. Vì thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn rất khác nhau ở các quốc gia, tùy thuộc rất nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, thu nhập người dân, các chính sách quản lý, độ tuổi cho phép uống rượu bia, thuế nhập khẩu, các sản phẩm phi chính thức…

Do đó, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà các quốc gia lựa chọn phù hợp: dễ áp dụng, hiệu quả, đạt được mục tiêu. Một trong những yêu tố cần lưu ý khi tăng thuế là tình trạng rượu bia bất hợp pháp trên thế giới, khu vực và các nước gần với Việt Nam, đã gây thất thu thu ngân sách, rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hợp pháp.

Theo bà Lâm, cần đánh giá toàn diện các tác động đối với đối tượng trực tiếp và các đối tượng gián tiếp, kinh tế, xã hội để tránh những ảnh hưởng tiêu cực, lan tỏa, không mong muốn hoặc thậm chí tác dụng ngược. Thực tế cho thấy, tăng thuế sẽ làm tăng thêm khoảng cách lợi ích giữa sản phẩm chính thức và bất hợp pháp, từ đó tạo động lực buôn lậu phát triển.

"Cần cân nhắc kỹ lưỡng việc tăng thuế cao gây sốc thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, kinh tế, xã hội và có nguy cơ gia tăng sản phẩm bất hợp pháp" – bà Bùi Thị Việt Lâm khuyến nghị.

Các cú sốc thuế (tax shock) là hiện tượng mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đối mặt khi có sự thay đổi đột ngột trong chính sách thuế, gây ra tác động đáng kể đến tài chính từng cá nhân và doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và chính sách công. Nguyên nhân của các "cú sốc thuế" có thể xuất hiện khi chính phủ thực hiện các thay đổi thuế bất ngờ, như tăng thuế, giảm các khoản miễn thuế, hoặc thay đổi các quy định liên quan đến thuế.

Malaysia đã từng trải qua cú sốc thuế vào giai đoạn năm 2014 và 2015 khi quốc gia này liên tiếp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc tăng thuế cao và đột ngột như ở Malaysia đã không hỗ trợ chính phủ Malaysia đạt được mục tiêu của họ. Thay vào đó, nó tạo ra các hiệu ứng domino tiêu cực trên thị làm mất nguồn thu của chính phủ, đóng cửa các nhà máy hợp pháp và mất việc làm của công nhân địa phương.

Bên cạnh công cụ thuế cần đi kèm các công cụ khác như tăng cường chống buôn lậu, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng.





Giang Anh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên