Trào lưu làm “con gái toàn thời gian” tại Trung Quốc: Đi làm mệt quá thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Việc con cái chăm sóc cha mẹ già vốn là điều rất đỗi bình thường. Nhiều người ngạc nhiên từ khi nào mà nó đã được coi như một “công việc”.
- 03-06-2023Người đàn ông may mắn nhận giải thưởng tương đương 1,5 năm thu nhập nhưng lập tức nhờ sếp giữ hộ vì một lý do
- 03-06-2023Có 2 nơi trong gia đình cha mẹ đừng nên bỏ lỡ: Biết tận dụng, con phát triển vượt bậc
- 03-06-2023Tiến sĩ Đại học Stanford gợi ý cách 'nâng chất' 3 khung giờ vàng giúp trẻ phát triển toàn diện
- 03-06-202310 ngày nữa tổ chức đám cưới, cô gái bị liệt dây thần kinh số 7 do thói quen tắm đêm, nằm điều hòa
- 03-06-2023Lấy ‘mác’ thạc sĩ gửi CV tới 200 nhà tuyển dụng, 32 công ty, tôi vỡ mộng: Chỉ có 2 lời mời phỏng vấn, vài bên nhận trả lương 5 triệu đồng
Chăm sóc cha mẹ giờ đây đã trở thành công việc toàn thời gian trong một gia đình ở Trung Quốc. Nianan, một người phụ nữ 40 tuổi vì đã quá mệt mỏi và kiệt sức với công việc hằng ngày nên đã bỏ việc và quay về nhà làm “con gái toàn thời gian” cho cha mẹ. Cô dành thời gian chăm sóc cha mẹ, đưa họ đến những địa điểm khác nhau và lên kế hoạch đi nghỉ. “Công việc” này giúp cô kiếm được khoảng 4000 nhân dân tệ (13 triệu đồng) một tháng.
Theo tờ South China Morning Post, cô Nianan trước đây từng làm cho một hãng thông tấn được 15 năm, nhưng khối lượng công việc cứ ngày một tăng lên và cô không thể cáng đáng hết. Thấy con cái vất vả, cha mẹ già của cô chủ động đề nghị cô quay về nhà sống cùng hai ông bà, đồng thời hứa sẽ trợ cấp cho cô một khoản tiền, miễn là cô đảm nhận vai trò “con gái toàn thời gian”.
Được cha mẹ động viên, Nianan nghỉ việc và dành trọn vẹn thời gian chăm sóc hai ông bà, cô nói mình đang làm một nghề “ngập tràn tình yêu thương”
Vậy làm “con gái toàn thời gian” là làm gì? Vào mỗi buổi sáng, cô dành khoảng một tiếng để khiêu vũ cùng hai ông bà, sau đó dẫn họ đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa. Tối đến thì nấu ăn với bố. Cô cũng phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến sửa chữa đồ điện, di chuyển, du lịch. Mỗi tháng cả nhà sẽ có một hoặc hai chuyến đi xa.
Nianan rất yêu cuộc sống mới này vì cô trở nên bình tĩnh và thư thái hơn, dù thi thoảng cô vẫn mong muốn tìm một việc khác kiếm được nhiều tiền. Bố mẹ cô hoàn toàn ủng hộ con gái: “Nếu con tìm được một công việc phù hợp thì con cứ làm. Còn nếu không muốn làm việc thì ở nhà sống với cha mẹ cũng được”, cha mẹ cô nói vớ Nainan.
Giải pháp thay thế trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt
Khái niệm "con gái toàn thời gian" là giải pháp thay thế cho những người Trung Quốc đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng của thị trường lao động cạnh tranh. Các nhân viên phải làm việc theo guồng quay “996”, làm từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần và không có đủ thời gian chăm lo cuộc sống cá nhân. Xu hướng làm việc này đã được các tỷ phú công nghệ như nhà sáng lập Alibaba Jack Ma và Richard Liu tán thành.
Tuy nhiên, xu hướng làm việc bán sống bán chết kiểu này đã vấp phải rất nhiều chỉ trích. Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc và Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội đã ban hành một loạt các quy định để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Về câu chuyện của Nianan, cũng phải thừa nhận rằng cha mẹ cô cũng có chút dư dả tài chính. Bố mẹ cô muốn cô bỏ việc và chăm sóc ông bà, đây vừa là cách để gắn kết tình thân, vừa để giúp con gái bớt vất vả. Một số người ủng hộ quyết định của Nianan. "Nếu cả bố mẹ và con cái đều thực sự thấy hạnh phúc, tại sao lại không đón nhận nó", một người dùng mạng nói. Tuy nhiên, cũng có người cực kỳ phản đối xu hướng này và coi đó thực chất sống dựa vào bố mẹ, hay nói đúng hơn là ăn bám.
Khái niệm “con gái toàn thời gian” bắt nguồn từ thuật ngữ “những bà nội trợ toàn thời gian”, tức là những người vợ chỉ chăm lo việc nhà còn tiền nhà, tiền ăn và sinh hoạt phí khác đều do chồng lo hết. Tuy nhiên, làm bà nội trợ thì không có tiền lương.
Nghề làm người thân hóa ra lại phổ biến ở Nhật Bản
Câu chuyện của cô Nianan ở Trung Quốc nghe đã kỳ lạ rồi thì Nhật Bản cũng có câu chuyện kỳ lạ không kém. Có một công ty ở Nhật Bản cho phép mọi người thuê chồng, vợ, chị em gái hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình mà họ muốn.
Ishii Yuichi, một người đàn ông Nhật Bản, đã thành lập công ty với tên gọi Family Romance 2010. Ý tưởng nảy ra khi bạn anh, một bà mẹ đơn thân, kể rằng cô gặp khó khăn khi xin vào trường mẫu giáo cho con.
Sau nhiều năm thành lập, công ty nhận được hơn 200 yêu cầu cho thuê mỗi tháng. Họ cũng tự hào về tỷ lệ hài lòng 98% từ những người từng sử dụng dịch vụ.
Ishii giải thích rằng sự cô lập trong xã hội ngày càng tăng lên, con người thiếu kết nối với nhau hơn, có nhiều người không thể chịu được sự vắng mặt của một số thành viên trong gia đình nên họ đành tìm kiếm tạm các phương pháp thay thế khác. Nhờ chạm đúng nhu cầu này mà công ty của anh tháng nào cũng kinh doanh thuận lợi.
Kể từ khi Family Romance bắt đầu, có một số nền tảng khác cũng ăn theo mô hình kinh doanh kiểu này, họ cung cấp mọi thứ từ gia đình và bạn bè đến khách dự đám tang và người hẹn hò ăn tối, với quy tắc nghiêm ngặt, ví dụ cấm các hành vi thân mật quá đà.
Đối với Ishii, mục đích của việc cho thuê gia đình là để “xoa dịu nỗi khổ của người dân trước một xã hội bất công”. Bản thân anh cũng cảm thấy không hay khi loại dịch vụ này bỗng nhiên trở nên cần thiết trong xã hội ngày nay.
Phụ nữ Việt Nam