Trẻ có 3 dấu hiệu này chứng tỏ chúng rất mỏng manh, yếu đuối, bố mẹ sửa ngay nếu không con cái sẽ khó tồn tại trong xã hội sau này
Để trẻ có thể tự mình sống tốt sau này, chúng cần phải trui rèn khả năng chịu đựng khó khăn và nghịch cảnh, nếu yếu đuối sẽ rất khó tồn tại trong xã hội.
- 16-12-2021Chúc con BẤT HẠNH và gặp thật nhiều KHỔ ĐAU: Lời dạy con gây chấn động của người cha là Chánh án Tòa án Tối cao khiến cả thế giới sửng sốt rồi… tán dương
- 15-12-2021Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện
- 10-12-2021Học cách tỷ phú dạy con mà thấm: Đừng cố để tỏ ra thông minh, hãy biết cách che giấu sự khôn ngoan của mình, nước sâu thì càng chảy lặng!
Nhiều bố mẹ hy vọng con cái mình trở thành người cứng rắn, can đảm. Bởi họ hiểu rằng, nếu một người có tính cách yếu đuối sẽ rất khó tồn tại trong xã hội và gặp không ít trắc trở trong cuộc sống. Vì thế, ngay từ nhỏ họ cố gắng dạy dỗ, uốn nắn con mình trở nên mạnh mẽ hơn.
Bố mẹ cần biết rằng, từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách của trẻ. Vậy nên, nếu nhận thấy trước năm 7 tuổi, trẻ thường có 3 biểu hiện này, bố mẹ nên quan tâm tới con cái nhiều hơn.
3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ có trái tim yếu đuối
1. Rất dễ khóc
Những đứa trẻ có "trái tim thuỷ tinh" thường rất mong manh, dễ vỡ, chỉ cần người khác nói lớn tiếng một chút hay bị bố mẹ la mắng thường mất bình tĩnh và dễ khóc như mưa.
Trẻ thường có lòng tự tôn rất mạnh, chỉ thích người khác khen ngợi, nói lời dịu dàng với mình, chúng không thể chấp nhận những lời trách móc, châm chọc từ người khác. Chúng rất dễ xúc động, nhạy cảm, thường được mọi người gọi là "mít ướt".
Trẻ yếu đuối rất dễ khóc. (Ảnh minh họa)
2. Không chịu nổi những lời chỉ trích
Những đứa trẻ nhạy cảm thường có phản ứng quyết liệt với những lời chỉ trích từ người khác. Trẻ có xu hướng đề cao cái tôi cá nhân, khi có vấn đề gì xảy ra, chúng nghĩ rằng đó là lỗi của người khác chứ không phải của mình. Thậm chí trẻ đổ thừa do người khác ghét bỏ mình nên mới nói lời như vậy.
3. Không thích chịu thua người khác
Khi một đứa trẻ luôn muốn hơn thua với người khác, không chấp nhận thất bại, lúc nào cũng muốn chiến thắng, hơn nữa còn rất cầu toàn, những điều này có thể khiến bố mẹ tự hào. Thế nhưng, khi không giành được vị trí thứ nhất, khi chơi thua bạn bè, chúng sẽ trở nên cau có, tức giận. Điều này chứng tỏ chúng rất nhạy cảm, khó đối mặt với khó khăn và thất bại.
Bố mẹ nên làm gì khi biết con cái là người yếu đuối?
- Đừng khen ngợi mù quáng, cần chỉ ra những điểm trẻ chưa làm tốt
Khen ngợi và khuyến khích là điều bố mẹ nên làm trong quá trình dạy dỗ con cái. Thế nhưng, nếu không đề cập tới những khuyết điểm và thất bại của trẻ, rất khó để rèn luyện chúng trở thành một người mạnh mẽ.
Bố mẹ cần chỉ ra những điểm trẻ chưa làm tốt. (Ảnh minh họa)
Nếu trẻ sống trong một môi trường ngập tràn lời khen ngợi, chúng sẽ thấy thế giới này chỉ toàn màu hồng, cho rằng bản thân mình hoàn hảo, xuất sắc và những lời chỉ trích của người khác chỉ là ghen tỵ với mình.
Vì vậy, ngoài những lời khen ngợi, động viên mỗi khi con cái làm tốt, bố mẹ cũng cần chỉ ra những điểm chưa tốt của trẻ.
- Đừng lúc nào cũng chỉ biết chê trách, chỉ trích trẻ
Một số bậc cha mẹ luôn thích chỉ trích con cái, họ nghĩ rằng những lời phê bình có thể khiến trẻ cố gắng làm tốt hơn. Thế nhưng, trái ngược với những gì họ mong đợi, điều này càng khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn.
Khi con cái tiến bộ, dù là điều nhỏ nhất cũng nên động viên, không nên quá khắt khe nếu không trẻ dễ trở nên tự ti.
- Rèn luyện tính chịu đựng khó khăn và vượt qua thất bại cho trẻ
Một số gia đình có điều kiện không muốn con cái phải đụng tay đụng chân vào bất kỳ điều gì, mọi thứ đã có bố mẹ và người giúp việc lo. Việc nuôi dưỡng một cách quá bảo bọc này hoàn toàn không tốt cho một đứa trẻ, dễ khiến chúng trở nên hư hỏng.
Bố mẹ cần rèn luyện tính chịu đựng khó khăn và vượt qua thất bại cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Một đứa trẻ quá nhạy cảm rất khó chịu đựng được những áp lực trong cuộc sống. Không khó để nhận thấy có nhiều đứa trẻ tâm lý rất kém, chỉ vì điểm số kém đã chọn cách tự tử. Điều này ngoài nguyên nhân từ phía bố mẹ, bản thân trẻ có suy nghĩ quá cực đoan khi gặp chuyện buồn và khó khăn.
Vì thế, việc giáo dục trẻ chịu đựng được khó khăn là điều rất quan trọng. Bố mẹ có thể bắt đầu từ việc nhờ trẻ làm việc nhà.
- Trau dồi khả năng chống lại sự thất vọng của trẻ
Dù bố mẹ giàu hay nghèo, họ cũng không thể đi bên cạnh con cái mãi mãi. Khi con cái lớn lên, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, những khó khăn, thất bại trong học tập và công việc sẽ dần dần xuất hiện.
Bố mẹ không thể lúc nào cũng chìa tay giúp đỡ con mình, họ cần chỉ cách cho trẻ đối phó với những cảm xúc tiêu cực khi gặp khó khăn, nâng cao khả năng chịu đựng sự thất vọng và khả năng thích ứng với cuộc sống. Chỉ bằng cách này, trẻ mới nhanh chóng đứng lên từ thất bại và tiếp tục bước về phía trước.
Nguồn: Sohu, Kknews
Nhịp sống Việt