Trẻ con mới nói chuyện đúng sai, người trưởng thành nói chuyện lợi ích: Hiểu rõ để không mất thời gian làm giàu vô ích
Quan điểm mỗi người là khác nhau, nếu không đã chẳng sinh ra hai từ “bảo thủ”, nếu xảy ra tranh chấp với đối phương, đừng hi vọng lấy cái tình ra để nói chuyện với họ, cũng đừng mong họ thay đổi quan điểm của mình, hãy dùng tới cái lý, đánh vào lợi ích mà triển khai, đúng hay sai, người thông minh ắt hiểu.
- 29-01-2021Đi họp phụ huynh cho con về, bà mẹ Hà Nội chia sẻ ngay 3 câu chuyện khiến các bậc cha mẹ đều phải giật mình
- 29-01-2021Loạt ảnh những căn phòng đẹp nhất thế giới được dân mạng chia sẻ, xem xong chỉ muốn bỏ tất cả đưa nhau đi trốn luôn và ngay
- 29-01-2021Người đàn ông chẳng còn xa lạ với tín đồ ẩm thực toàn cầu và câu chuyện thất bại 1009 lần: “Tôi chỉ có hai quy tắc”
— 1 —
Con trẻ mới nói chuyện đúng sai, người trưởng thành nói chuyện lợi ích
Khác biệt lớn nhất giữa người với người nằm ở nhận thức.
Thứ mà mỗi người nhìn thấy đều chỉ là một phần của thế giới thực tế.
Trước đó tôi luôn luôn lấy một ví dụ như này. Hôm nay nóng quá, đây có phải sự thật? Đây không phải sự thật.
Hôm nay 30 độ, đó mới là thực tế. Nóng là quan điểm của bạn, còn tôi thì thấy bình thường. Sự thật, nó tồn tại khách quan, nó độc lập với phán đoán của con người.
Thế giới hiện thực, nó nhiều khi phức tạp tới nỗi bạn không thể phán đoán được đâu là sự thật.
Chẳng hạn, bạn nhìn vào mặt trên của hình trụ và nói rằng nó là hình tròn.
Bạn nhìn mặt bên thì lại bảo nó là hình vuông.
Cái sự thật mà con cá trong hồ nước trông thấy đó là thế giới này hình cầu, nhưng sự thật mà bạn nhìn thấy lại không phải như vậy, bạn nói với cá, thế giới rộng lớn lắm, rộng lớn hơn cái hồ mà nó đang ở rất nhiều.
Cá lại nói với bạn, thế giới rất lớn, và với nó, thì thế giới lớn như cái hồ vậy.
Bạn và con cá vĩnh viễn sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được nhau.
Bởi lẽ bạn luôn cho rằng thứ mình nhận thấy trong tầm nhận thức của mình mới là sự thật.
Vậy phải làm sao?
Có một cư dân mạng chia sẻ một câu chuyện rất thú vị như sau:
"Một lần trên máy bay, có một cô ngồi sang chỗ của mình, tôi nói cô ấy làm ơn chuyển sang ghế của mình để tôi ngồi, cô ấy lại chỉ vào chỗ của mình rồi ngang ngược nói: cháu ngồi đó đi, cô với cháu đổi chỗ.
Vậy là tôi nói với cô ấy: cô ơi cô biết không, nếu mà cái máy bay này nổ, hai chúng ta đều chết cháy, dính vào cái chỗ ngồi này, người nhà cô nhất định sẽ tìm thi thể cô theo số ghế, rồi mang thi thể cháu về nhà để cúng, mỗi ngày con cái cháu chắt yêu quý của cô đều cúi đầu trước cháu, cô có vui không?
Cô ấy nghe xong, không nói không rằng lập tức quay về chỗ ngồi của mình."
Người khác có thể thấy bạn nữ đó không biết kính già nhường trẻ, không biết nhường nhịn hay là một đứa mồm mép, nhưng thế giới của người trưởng thành, rất nhiều trường hợp, không nói chuyện đúng sai, chỉ nói chuyện lợi ích, không để tình cảm xen vào, lấy bằng chứng ra hẳn hoi.
Đừng nổi lên cái hứng tranh cãi với đối phương khi họ đang ở trong trạng thái cảm xúc kích động giữa đám đông, bởi lẽ càng tranh cãi, người chịu thiệt cuối cùng sẽ là bạn.
Chỉ có trẻ con mới nói chuyện đúng sai, người lớn là phải nói về lợi ích.
Sự tự giác kỉ luật lớn nhất của người trưởng thành đó là khắc phục cái mong muốn đi "chỉnh" người khác lại.
Quan điểm mỗi người là khác nhau, nếu không đã chẳng sinh ra hai từ "bảo thủ", nếu xảy ra tranh chấp với đối phương, đừng hi vọng lấy cái tình ra để nói chuyện với họ, cũng đừng mong họ thay đổi quan điểm của mình, hãy dùng tới cái lý, đánh vào lợi ích mà triển khai, đúng hay sai, người thông minh ắt hiểu.
— 2 —
Bạn cho là mình đúng, nhưng cũng không cần thiết phải thuyết phục người khác tán đồng với cái đúng đó của bạn
Tiếng anh có một cụm từ là "good for you".
Khi bạn muốn làm một việc gì đó, bạn hào hứng chia sẻ với người khác, rồi sau đó hỏi "Cậu thấy thế nào?", họ có thể nói "Good for you".
Cái "good for you" này, không phải có ý là "Tôi cũng thấy hay lắm", mà ý của nó là, "Cậu muốn làm thì cứ làm thôi, cậu thấy ok là được, không cần phải để ý tới quan điểm của người khác."
Ý gì? Ý là, tôi thấy ra sao không quan trọng, quan trọng là bạn thấy ra sao, bởi lẽ đây là hành vi của bạn, kết quả của bạn, lợi ích của bạn và cả cái giá mà bạn tự phải trả.
Tất cả đều là của bạn, bạn phải chịu trách nhiệm cho nó, còn tôi thì chúc phúc cho bạn.
Còn một câu nữa đó là, "I agree to your disagree", có nghĩa là "ok, tôi đồng ý là bạn không tán thành với tôi."
Ý là, quan điểm của tôi là thế này, bạn không đồng ý, tôi cũng không có vấn đề gì cả, thoải mái thôi.
Tôi chỉ muốn nói với bạn là, bạn nhìn nhận ra sao, tôi không muốn thuyết phục bạn, tôi cũng chẳng thể thuyết phục được bạn.
Quan điểm của chúng ta khác nhau, đây là chuyện rất bình thường.
Vì sao tôi lại nhắc tới hai cụm từ tiếng anh "Good for you" và "I agree to your disagree" này?
Đó là bởi tôi muốn bạn hiểu về một kiểu phương thức tư duy, chính là "biểu đạt nhưng không thuyết phục".
Chúng ta khi đưa ra một quan điểm hay bày tỏ một điều gì đó thì thường có thói quen muốn thuyết phục người khác cũng nghĩ giống mình, nhưng điều này là không cần thiết.
Không phải cứ là bạn cho là mình đúng thì liền đi thuyết phục người khác nghĩ giống mình.
Người khác là người chịu trách nhiệm cho hậu quả trong hành vi của mình, vì vậy, họ có quyền quyết định góc nhìn, quan điểm của mình.
Bạn có thể nói ra, có thể bày tỏ, biểu đạt ra, nhưng bạn không cần phải thuyết phục ai phải giống mình cả.
Sau này, khi bạn bày tỏ xong, họ không đồng ý, bạn có thể nói: "Ừm, good for you, I agree to your disagree."
Lời kết
Dù là bạn bè, công việc hay tình yêu, nếu bạn cảm thấy có sự phù hợp đặc biệt với đối phương, giao tiếp thoải mái, vui vẻ, bạn có biết điều này có ý nghĩa gì không?
1% khả năng bạn đã gặp được tri kỷ.
99% khả năng bạn đã gặp một người có chỉ số IQ và EQ kinh nghiệm cao hơn bạn và họ chỉ đang tỏ ra bao dung với bạn vì một lý do nào đó.
Chỉ cần họ muốn, họ có thể giống như mọi người ở cùng cấp độ với bạn, khiến bạn cảm thấy dễ chịu như một làn gió xuân.
Trong cuộc sống, sẽ luôn gặp phải những người như này:
Quan điểm của họ vĩnh viễn được quyết định bởi đối phương. Chỉ cần đối phương tán đồng, họ sẽ phản đối, hoặc ngược lại.
Bạn nói con lạc đà lớn hơn con ngựa, họ sẽ nói, tôi từng gặp con lạc đà nhỏ, nó nhỏ hơn con ngựa.
Lúc này, việc bạn cần làm là mỉm cười thân thiện, nói với họ "ừm, bạn nói gì cũng đúng hết", rồi hãy im lặng.
Bởi lẽ dù có tiếp tục tranh luận, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể giúp họ thiết lập được một thế giới quan điểm toàn diện hơn, bởi chính họ cũng luôn chỉ chìm đắm trong thế giới nhỏ bé của mình rồi dương dương đắc ý.
Sự tự giác kỉ luật lớn nhất của một người trưởng thành đó là cố gắng tương thích với nhiều quan điểm trên thế giới này, khắc phục cái mong muốn muốn thay đổi người khác của mình lại.
Doanh nghiệp & Tiếp thị