Trí tuệ đời người: Thiếu niên học "nhịn", trung niên dám liều, vãn niên giác ngộ
Tuổi trung niên là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn nhất định phải đủ can đảm vượt qua nó.
- 14-08-2020Bước vào tuổi trung niên: Học cách cúi đầu mới là đỉnh cao trí tuệ!
- 13-08-2020Cuộc đời đắt đỏ, đừng lãng phí thời gian và sức lực vào những người không đáng: Sau tuổi trung niên, tránh 3 điều để sống trí tuệ và hạnh phúc hơn!
- 13-08-2020Bộ não không “vận động” sẽ lão hóa trước cả tuổi già, người thông minh luôn tự nâng cấp trí tuệ của bản thân bằng 3 thói quen này
Thiếu niên học "nhịn"
Lưu Triệt là con thứ chín của Hán Cảnh đế, mẹ ông cũng không phải hoàng hậu. Thế nên theo tục lệ kế thừa, ông ấy không có cơ hội được lên làm hoàng đế.
Nhưng trường hợp của ông thì hoàn toàn ngược lại. Thế giới có nhiều chuyện rất kì lạ, có nhiều trường hợp dùng thủ đoạn lại chẳng được gì, cũng có những trường hợp không muốn "trồng cây liễu, nhưng liễu tự nhiên xanh bóng mát".
Vào thời điểm đó, Hán Cảnh đế chỉ định con trai của phi tần yêu thích – Lịch Cơ để làm thái tử.
Có lần, trưởng tỷ của vua đến gặp riêng Lịch Cơ, ngỏ ý muốn gả con gái mình cho vị vua tương lai.
Nhưng Lịch Cơ đã từ chối, dù vị công chúa đó có quyền uy rất cao.
Công chúa dù bị từ chối cũng không bỏ cuộc, cô ấy dời mục tiêu sang Lưu Triệt.
Công chúa dẫn con gái đến phủ của bà Vương, sau đó cười hỏi Lưu Triệt 7 tuổi:
"Con muốn có con dâu không?" Lưu Triệt nghe xong liền gật đầu.
Sau đó, công chúa lại chỉ vào con gái mình và hỏi: "Vậy con lấy A Kiều nhé?"
Lúc này, Lưu Triệt đột nhiên sáng dạ tức thì, lập tức nói: "Nếu có thể lấy được A Kiều làm vợ, vậy con chính là được vàng trong nhà rồi!"
Có lẽ, Lưu Triệt chưa bao giờ nghĩ rằng chính câu nói vô tình này đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của mình.
Không lâu sau, hoàng đế cho Lưu Triệt làm thái tử.
Năm 141 TCN, Hán Cảnh Đế qua đời, Lưu Triệt lên làm hoàng đế nhà Hán. Tuy chưa thành niên, nhưng tham vọng của ông không hề nhỏ.
Sau khi lên ngôi, Lưu Triệt đã đích thân tuyển chọn một nhóm nho sĩ đảm nhận những chức quan quan trọng trong triều đình, hy vọng dùng những người này tạo nên thời đại thịnh vượng. Thật không may, những gì ông ấy nghĩ quá đơn giản. Bởi vì thái hậu muốn nắm quyền.
Lúc này, Lưu Triệt nhận ra, thay vì tranh luận với bà, tốt nhất ông nên im lặng làm giàu mạnh thực lực bản thân.
Ông dành một năm xây dựng Thượng Lâm Uyển để nghiên cứu sách quân sự và tập cưỡi ngựa... Ngoài ra, ông còn chiêu mộ nhiều nhân tài làm thân tín của mình.
Trong "Tâm thuật" có một câu nói:
"Một lần nhịn có thể khống chế được hàng trăm sỉ nhục. Một lần im lặng có thể khống chế được hàng trăm động tác."
Khi còn trẻ, chúng ta thường vội vã muốn chứng tỏ bản thân, nhưng đổi ngược lại chỉ là những trận đả kích.
Những người bốc đồng, tự cao tự đại, thường sẽ không đạt được thành tựu gì lớn.
Ngược lại, người càng chịu đòn càng im lặng cố gắng, mới thực sự là người có thực lực.
Thế nên, khi còn trẻ, chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc, bớt cáu kỉnh và luôn điềm tĩnh trong mọi tình huống.
Trung niên dám liều
Năm 135 trước Công nguyên, Thái hậu qua đời vì bạo bệnh, Lưu Triệt chính thức trở thành người nắm quyền cao nhất nhà Hán.
Lúc này, Hán Vũ đế Lưu Triệt quyết định đánh Hung Nô, nhưng trong chúng tướng có người lại không đồng ý.
Tuy vậy, Lưu Triệt vẫn kiên quyết đến cùng, còn đưa ra biện pháp mạnh khiến các quan sợ hãi, tin phục. Nhờ đó mà uy danh của nhà Hán lan rộng sang các nước ngoại quốc khác.
Tuổi trung niên là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn nhất định phải đủ can đảm vượt qua nó.
Nếu không, bạn sẽ mất đi sức sống, đam mê tuổi trẻ, và trở thành một người chỉ biết tháo chạy khi đối diện với khó khăn, thách thức.
Bước sang ngưỡng cửa trung niên, nhất định phải học cách nắm bắt cơ hội, nâng cao nhận thức và dũng cảm phá vỡ giới hạn.
Bạn biết đấy, lòng gan dạ là nhờ tôi luyện, không phải ai sinh ra cũng có. Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ, cuộc sống mới có nhiều khả năng vô hạn.
Vãn niên giác ngộ
Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện mà mỗi con người đều phải trải qua trong đời, dù là hoàng đế cũng không ngoại lệ.
Trường sinh bất lão là mục tiêu theo đuổi lớn nhất vào cuối đời của Lưu Triệt.
Ông ấy tìm thần phật, pháp sư khắp nơi như Tần Thủy Hoàng, với mong mỏi tìm ra thuốc trường sinh bất lão.
Những người đẹp trong cung vì tranh sủng, đã tung tin đối phương đang nhạo báng hoàng đế, khiến ông luôn sống trong nghi ngờ.
Một đêm nọ, Lưu Triệt mơ thấy có người làm người gỗ để trù ếm mình, khiến ông cảm thấy không khỏe. Thái tử bị Giang Sung vu hãm là người làm hình nhân gỗ đó, nên giận dữ giết Giang Sung.
Lưu Triệt thấy vậy nghĩ thái tử có lòng mưu phản thật, liền sai quân đánh giết mà không nói một lời.
Một giấc mơ lại khiến nhiều người phải chết. Mãi đến hai năm trước khi qua đời, Lưu Triệt mới xấu hổ và viết một bài kể về tội lỗi của mình.
Khi về già, con người cần nên nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, tự xem lại khuyết điểm trong quá khứ, tự sám hối và tự chuộc lỗi. Bởi lẽ đã trải qua gần cả một đời, nên giác ngộ những điều mà khi còn trẻ chỉ mê tranh đấu vật chất nên chưa từng nghĩ đến...
Báo Dân sinh