Trích lập dự phòng gần 7.400 tỷ, lợi nhuận một ''ông lớn'' ngân hàng vẫn tăng 33% trong quý I
Kết thúc quý I, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ngân hàng này đạt 4.514 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay giảm từ 1% vào cuối năm 2021 xuống còn 0,97%.
- 29-04-2022Toàn cảnh ĐHCĐ ngân hàng 2022: Cập nhật VPBank, Vietcombank, BIDV, VietinBank
- 29-04-2022Nhiều kế hoạch bất ngờ được Vietcombank, BIDV, VietinBank công bố vào "phút 90"
- 29-04-2022ĐHCĐ BIDV: Kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên hơn 61.200 tỷ đồng, phát hành riêng lẻ 9%
Theo báo cáo tài chính quý I mới được công bố, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) đạt 4.514 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 3.638 tỷ, tăng 33,7%.
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của BIDV đến từ diễn biến tích cực của nhiều mảng kinh doanh chính. Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý I đạt gần 12.826 tỷ đồng, tăng 18,4% và đóng góp 79% tổng nguồn thu của BIDV. Kinh doanh ngoại hối ghi nhận khoản lãi gần 585 tỷ, tăng hơn 54%. Trong khi, mảng chứng khoán đầu chuyển từ lỗ gần 331 tỷ trong quý I/ 2021 sang lãi 1,6 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm hơn 11% xuống 1.275 tỷ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm hơn 19%, còn hơn 1.458 tỷ. Đáng chú ý, mảng chứng khoán đầu tư chuyển từ lãi gần 451 tỷ trong quý I/2021 sang lỗ hơn 1,9 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm nay.
Dù vậy, với động lực chính là thu nhập lãi thuần, doanh thu của BIDV trong quý I vẫn tăng hơn 11% đạt gần 16.227 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí hoạt động 4.322 tỷ, ngân hàng lãi thuần xấp xỉ 11.905 tỷ đồng, tăng 7,1%.
Ba tháng đầu năm, BIDV đã trích hơn 7.391 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, tăng 3% so với cùng kỳ 2021. Như vậy, chi phí dự phòng đã ngốn mất hơn 62% lãi thuần của ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản BIDV đạt xấp xỉ 1,848 triệu tỷ, tăng 4,9% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,7% lên gần 1,418 triệu tỷ. Tiền gửi khách hàng đạt trên 1,396 triệu tỷ, tăng nhẹ 1,2%.
Sau 3 tháng đầu năm, nợ xấu nội bảng của ngân hàng chỉ tăng thêm 1,4% lên hơn 13.730 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với tốc độ mở rộng của dư nợ cho vay. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay giảm từ 1% vào cuối năm 2021 xuống còn 0,97%.
Nợ xấu tăng chậm đi cùng với việc đẩy mạnh trích lập dự phòng giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu của BIDV tăng mạnh từ mức 215% lên hơn 259%.
Nhịp sống kinh tế
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Sở hữu hàng trăm nghìn tỷ tiền gửi ngân hàng và chứng khoán, đây sẽ là ngành ''nhạy'' nhất với biến động giá cổ phiếu và lãi suất?
- Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1?
- Tình hình cho vay bất động sản tại các ngân hàng
- Thu nhập nhân viên ngân hàng đồng loạt tăng trong hai năm đại dịch
- TOP 5 tỷ lệ CASA gọi tên những ngân hàng nào?