Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài
Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 - 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017.
- 15-12-2016FED tăng lãi suất sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
- 15-12-2016Việt Nam - Điểm sáng châu Á năm 2017
- 14-12-2016GS Đại học Harvard tư vấn cách gỡ "nút thắt" của nền kinh tế Việt Nam
- 14-12-2016Báo Nhật: Nhờ nhậu tốt, Việt Nam đang trở thành chiến trường của các hãng bia hàng đầu thế giới
Lạc quan về quý I/2017
Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành khảo sát cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ năm 2007 đến 2016 về tình hình kinh doanh năm 2016, triển vọng kinh doanh năm 2017 và tìm hiểu những khó khăn và thách thức đối với những doanh nghiệp lớn Việt trong một thập kỷ qua cùng những dự định đầu tư của họ trong thời gian tới.
Theo đó, 10 tháng năm 2016, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh đều tăng lên về mọi mặt. Tuy nhiên, 16% doanh nghiệp phản hồi là doanh thu giảm; 15% doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận sau thuế giảm trong giai đoạn vừa qua.
Năm 2016 cũng được đánh giá là năm các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều rào cản đến từ thách thức tăng trưởng nền kinh tế và biến động địa chính trị trên thế giới.
Khi nói về dự cảm cho năm 2017, các doanh nghiệp đã đánh giá khả quan đối với các mặt doanh thu, lợi nhuận và tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và cho rằng các kết quả sẽ tăng lên hoặc ổn định so với cùng kỳ năm 2016.
Và khi nhắc đến về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm tới, 76% doanh nghiệp phản hồi sẽ tăng quy mô kinh doanh, 19% có kế hoạch tăng và chỉ có 5% phản hồi giữ nguyên tình hình quy mô hiện tại.
Ngoài ra, xu hướng của nền kinh tế trong thời gian tới là hội nhập sâu rộng và mở rộng hợp tác, vì vậy đã có nhiều nhà đầu tư từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc chọn cách gia nhập thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập.
Các thương vụ M&A (sáp nhập) và JV (liên doanh) đang dần trở thành các phương thức mà doanh nghiệp tìm kiếm để thu hút dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo đó, gần 25% doanh nghiệp cho biết đã thực hiện và đang trên tiến trình đàm phán sáp nhập, liên doanh trong 3 năm qua và 10% doanh nghiệp trả lời đã tìm kiếm, và thăm dò về các thương vụ này.
Nhiều khó khăn khi tham gia sân chơi toàn cầu
Theo khảo sát các Vietnam Report, đối với câu hỏi doanh nghiệp tự đánh giá thế yếu của bản thân khi gia nhập thị trường quốc tế, phổ trả lời của doanh nghiệp chỉ từ mức bình thường đến mạnh.
Cụ thể, gần 60% doanh nghiệp đánh giá mình ở mức mạnh và rất mạnh trong kỹ năng quản trị và nguồn cung ổn định. Tuy vậy, chỉ có 25% đánh giá chất lượng hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp ở mức mạnh và 9% cho rằng rất mạnh; bên cạnh có 12% doanh nghiệp nhận định hoạt động marketing còn ở mức yếu.
Về lĩnh vực đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều quyết định tăng đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018, theo đó, 32% doanh nghiệp ước đoán sẽ tăng cường đầu tư trên 50% cho các hoạt động kinh doanh hiện tại.
Ngoài ra, trả lời khảo sát, gần 45% doanh nghiệp thể hiện ý định đầu tư ra nước ngoài trong vòng 5 năm tới, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khối ngành công nghiệp/chế tạo và dịch vụ/thương mại, điều này cho thấy xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DN lớn ngày càng tăng. Điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thuộc về các nước US/NAFTA (3 nước Bắc Mỹ: Canada, Mỹ, Mexico) và đặc biệt là các nước Châu Á đang phát triển (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,..)