Trò chuyện cùng "người tình mua sắm" hỗ trợ từ A-Z cho thú vui của các tỷ phú Hong Kong: Giới siêu giàu luôn có tiền và thời gian để mua sắm bất kỳ thứ gì họ thích
Shawn Sun, người đứng đầu khách sạn Mayfair Chan đang say sưa chu du 4 biển để tìm nguồn cung ứng đồng hồ hiếm, đồ trang sức cho các khách hàng VIP.
- 29-11-2017Trải nghiệm du thuyền ăn tối 5 sao trên sông Sài Gòn
- 29-11-2017Khi tiền không còn là mối bận tâm, đây là những thú vui hàng triệu đô của những người siêu giàu
- 15-11-2017Khám phá khách sạn hạng sang ở Paris, nơi giới siêu giàu chi 1,3 tỷ cho một đêm
Giống như một phiên bản Quintessentially (dịch vụ trợ giúp, chăm sóc mọi thành viên với mọi nhu cầu) của Trung Quốc, khách sạn Mayfair Chan cung cấp mọi thứ từ các thành viên câu lạc bộ tư nhân đến những trò chơi mua sắm độc đáo.
Kể từ khi xuất hiện trong một bộ phim truyền hình Anh, Shawn Sun - người sáng lập ra "công ty quản lý lối sống ở London" đã bị chìm đắm trong email của các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, anh chỉ hợp tác với các tỷ phú.
Sun có khoảng 5 khách hàng VIP hàng đầu trong mỗi lần hợp tác và sau đó anh liên lạc với họ thông qua WeChat và WhatsApp. 30% doanh thu kiếm được từ phần chăm sóc khách hàng, còn lại phần lớn lợi nhuận của anh đến từ việc tìm kiếm đồ trang sức và đồng hồ.
Điều đáng nói ở đây là những chiếc đồng hồ đó không phải loại bình thường mà là những đồ hiếm hoi như chiếc Rolex Daytona Cosmograph mà Sun đã đặt hàng tại Nam Mỹ năm ngoái.
Nhâm nhi tách trà tại quán rượu Churchill Bar của Hyatt Regency London, Sun nhớ lại một sứ mệnh đặc biệt đầy thách thức vào năm 2015.
Trong kì nghỉ lễ tại Patagonia ở Argentina, anh nhận được đơn hàng là một chiếc đồng hồ với giá 500.000 bảng (656.000 USD).
Anh nói: "Vì vậy, từ Patagonia, tôi phải đến Buenos Aires, rồi đến Braxin, và quay lại London vì chiếc đồng hồ đã ở London. Sau đó tôi mang đồng hồ đến Hồng Kông, và từ đó đến Trung Quốc. Khi tôi trở lại London, khách hàng nói: "Tôi rất mãn nguyện và tôi cũng muốn mua một chiếc nhẫn". Vì vậy, tôi lại lặp lại chuyến đi: London, Hồng Kông, Thượng Hại và trở lại. Sau khi có được chiếc nhẫn, anh ta lại nói với tôi rằng anh ta cần một đôi bông tai. Vì vậy, trong vòng một tháng, tôi đã thực hiện chuyến đi đó ba lần cho cùng một khách hàng”.
Sun cười. Anh ấy dường như nhận thức được các vấn đề của mình không giống các vấn đề của người 30 tuổi bình thường.
Sinh ra ở tỉnh Sơn Đông ở miền đông Trung Quốc trong một gia đình trung lưu, Sun chuyển đến trung tâm nước Anh để theo học Đại học danh tiếng Warwick năm 2009. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy đã tới London và nhận việc làm đầu tiên của mình tại một tiệm kim hoàn ở Bond Street.
"Tôi không bao giờ tưởng tượng tôi sẽ là một nhân viên bán hàng, nhưng tôi thực sự rất thích nó. Người quản lý cũng là người cố vấn của tôi từng nói rằng: Anh là một người bán hàng chân thật, anh đang bán mình chứ không phải bán sản phẩm nữa rồi".
Một thời gian sau, Sun bắt đầu kinh doanh riêng, anh tiếp cận khách hàng trước đây từ các thợ kim hoàn và sau đó dần dần mở rộng kinh doanh.
"Tôi thích kinh doanh ở Hồng Kông hơn là ở Trung Quốc, bởi vì tất cả khách hàng của tôi chuyển đến Hồng Kông hoặc họ có địa chỉ ở Hồng Kông. Đối với tôi nó dễ dàng hơn nhiều. Tôi không muốn bay sang Trung Quốc vì vấn đề hải quan”.
Việc kiểm soát hải quan chặt chẽ hơn của chính phủ Trung Quốc đã làm cho các dịch vụ như của Sun trở nên khó khăn hơn, nhưng anh không hề nản lòng. Hơn nữa, anh nghi ngờ rằng các biện pháp chống tham nhũng của Trung Quốc chỉ nhằm vào những “kẻ tầm thường”.
"Ban đầu, đã có rất nhiều khách hàng hợp tác với tôi với giao dịch dưới 10.000 bảng Anh hoặc dưới 5.000 bảng Anh. Sau đó, tôi dần giảm bớt những khách hàng này và chỉ giữ lại các khách hàng hàng đầu. Những khách hàng hàng đầu mất ít nhất 1 đến 2 triệu bảng mỗi năm cho tôi”.
Cuộc bỏ phiếu của Brexit ở Anh đã không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sun bởi như anh nói, "siêu giàu luôn có tiền mua sắm". Và nếu họ mua sắm với Sun, thì họ sẽ dành đủ thời gian để tranh luận riêng về món hàng mà họ cần.
"Bond Street và Harrods là 2 nơi yêu thích của tôi. Tôi có thể ở phòng Suite cao cấp nhất của Harrods, cái mà chỉ dành cho khách hàng VIP như các chính trị gia hay hoàng gia. Bạn không thể tìm thấy cánh cửa đâu bởi nó rất kín đáo”.
Sun nói về mua sắm thật nhiệt tình và hào hứng như đi du lịch, thưởng thức nghệ thuật và cưỡi ngựa vậy. Anh không thể chịu đựng được việc mua đồ da từ bất cứ ai ngoài Hermès hay Goyard, bởi vì "sau khi đã quen với chất lượng, bạn không thể nói có với Louis Vuitton hoặc Bottega Veneta". Nhưng anh đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bởi họ chuộng Chanel hơn.
"Nhiều khách hàng hãnh diện là có được cái mà họ muốn và cả phần trăm chiết khấu nữa. Họ mặc cả với tôi, và sau đó tôi mặc cả với thương hiệu", Sun chia sẻ. Nhưng kể từ khi Chanel đưa ra chiến lược giá cả hài hòa toàn cầu, sự chênh lệch giá giữa Trung Quốc và Anh là không đáng kể.
Hãng Rolex càng ngày càng ít bởi nó rẻ hơn so với các nhãn hiệu khác. Hãng Richard Mille thì có giá thật là nực cười. Giờ đây Hublot là rác, không ai mua nó cả. Jaeger – LeCoultre lại càng không bởi mức giá nhập cảnh của nó có thể là 3.000 bảng, trong khi Richard Mille chỉ có 75.000 bảng. Đó là hai mức độ hoàn toàn khác nhau.
Người siêu giàu, một là không muốn người khác mặc cùng nhãn hiệu với họ, hai là họ muốn mặc những nhãn hiệu giống như bạn bè họ.
Khi được hỏi về ý định quay về Trung Quốc hay Hồng Kông để kinh doanh hay không thì câu trả lời là không thể. Anh dừng lại để nhấm nháp trà hoa cúc của mình trước khi nói thêm: "Nếu bạn là một triệu phú, bạn có thể có lối sống thực sự tốt ở London. Nhưng ở Hồng Kông, bạn phải là một tỷ phú giàu kinh nghiệm thì mới có lối sống tốt ở đó được. Tôi chắc chắn."
South China Morning Post