MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình "hành hạ" mình

20-08-2020 - 16:31 PM | Sống

Do thói quen ăn uống, sinh hoạt của mỗi người mà các cơ quan nội tạng là nơi dễ gặp tổn thương.

Như người ta nói, bệnh tật đến từ miệng. Trên thực tế, các bệnh mãn tính và thậm chí cả ung thư mà nhiều người mắc phải đều liên quan đến chế độ ăn uống. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh và không cẩn thận, bạn rất dễ mắc bệnh - Đó là sự thật.

Do thói quen ăn uống, sinh hoạt của mỗi người mà các cơ quan nội tạng là nơi dễ gặp tổn thương. Chính vì vậy, có những thứ mà các cơ quan nội tạng sẽ rất "sợ" bởi chúng có sức ảnh hưởng, làm suy giảm sức khỏe của nội tạng một cách ghê gớm. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta! Hãy xem các cơ quan nội tạng "sợ" những gì nào.

1. Tim sợ đồ ăn mặn

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình hành hạ mình - Ảnh 1.

Chức năng bài tiết natri của cơ thể bị hạn chế nếu bạn nạp quá nhiều muối vào cơ thể khiến chúng không kịp đào thải ra ngoài. Lượng natri trong muối sẽ bị giữ lại trong cơ thể, kết quả là lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên dẫn đến huyết áp cũng tăng theo.

Ngoài ra, lượng muối cao cũng có thể làm cho mạch máu trở nên rất nhạy cảm, dễ bị co lại, dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, đồng thời tăng nguy cơ tiềm ẩn như cao huyết áp, tim mạch.

Làm sao để giảm lượng muối vào cơ thể:

- Ăn ít thức ăn muối chua, chẳng hạn như củ cải muối, dưa muối...

- Ăn ít thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như xúc xích giăm bông...

2. Gan sợ rượu

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình hành hạ mình - Ảnh 2.

Mối tương quan giữa rượu và ung thư đã được WHO công nhận. Quá trình chuyển hóa và hấp thụ rượu trong cơ thể con người thực ra rất đơn giản, chủ yếu dựa vào hai loại enzym là alcohol dehydrogenase và acetaldehyde dehydrogenase. Nếu acetaldehyde không được chuyển hóa hoàn toàn bởi acetaldehyde dehydrogenase, thì nó sẽ gây tổn thương DNA trong tế bào gốc tạo máu. Nếu tổn thương DNA không được sửa chữa, tổn thương sẽ trở thành vĩnh viễn, gây suy giảm miễn dịch và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Do đó, tác hại của rượu đối với gan được tích tụ dần dần. Nếu uống rượu nhiều, trong thời gian dài thì hậu quả dẫn đến hoàn toàn có thể từ " gan nhiễm mỡ do rượu" chuyển sang "viêm gan do rượu" rồi "xơ gan do rượu" và cuối cùng dẫn đến ung thư gan.

Làm sao để giảm tổn thương gan liên quan đến rượu?

- Hiện không có "liều lượng uống an toàn" được công nhận, vì vậy tốt nhất là không uống rượu bia, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em.

3. Thận sợ thiếu nước và thừa nước

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình hành hạ mình - Ảnh 3.

Ngày nay, nhiều người không thích uống nước. Một trong những chức năng chính của thận là sản xuất nước tiểu, khi cơ thể được bổ sung quá nhiều hoặc quá ít nước thì thận sẽ điều tiết lượng nước tiểu để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Nếu bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc mang theo trong nước tiểu sẽ tăng lên.

Uống đủ nước có thể làm loãng nước tiểu, bảo vệ thận, giúp thải đầy đủ chất thải và độc tố. Nếu không uống đủ nước trong thời gian dài, các bệnh như sỏi thận hoàn toàn có thể xuất hiện. Trong trường hợp uống quá nhiều nước khiến thận điều tiết không kịp sẽ dẫn tới thận ứ nước...

Lưu ý khi uống nước:

Những người có chức năng tim và thận kém không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày. Khi uống nước không được uống hết một hơi, uống từ từ từng miếng một nếu không sẽ làm tăng tải cho các cơ quan và gây nguy hiểm.

4. Túi mật sợ "bị bỏ đói buổi sáng"

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình hành hạ mình - Ảnh 4.

Gan tạo ra mật hàng ngày. Khi chúng ta không ăn, mật sẽ được lưu trữ trong túi mật. Khi một người nhịn ăn vào buổi sáng, dịch mật trong túi mật sẽ được lưu trữ qua đêm khoảng 12 giờ, điều này làm cho cholesterol trong mật bị bão hòa cao. Nếu không ăn sáng, dịch mật trong túi mật sẽ được tích trữ quá lâu do thời gian nhịn ăn quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng cholesterol trong dịch mật bị bão hòa quá mức dẫn đến lắng đọng cholesterol và lâu dần sẽ hình thành sỏi.

Khuyến cáo việc nên làm để bảo vệ sức khỏe túi mật:

- Nên ăn sáng đầy đủ và không được bỏ bữa, dù là các bữa còn lại.

- Ăn ít thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng, tôm cua, lòng đỏ trứng...

5. Tuyến tụy sợ ăn quá no

Trong ăn uống, 5 cơ quan nội tạng rất sợ những điều này, nhưng nhiều người không biết nên vẫn vô tình hành hạ mình - Ảnh 5.

Tuyến tụy có thể tiết ra các men tiêu hóa như trypsin, amylase tuyến tụy, pancrelipase để tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu ăn quá no, tuyến tụy sẽ tiết ra quá nhiều và bị quá tải dẫn đến rối loạn chức năng, tuyến tụy bị các men tiêu hóa do chính nó tiết ra sẽ gây ra bệnh viêm tụy cấp.

Một khi mô tụy bị xuất huyết hoặc hoại tử thường dễ kéo theo các mô lân cận, kéo theo đó là rối loạn chuyển hóa toàn thân, có thể dẫn đến suy đa tạng, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.

Lời khuyên cho bạn:

- Không ăn quá no, không uống rượu bia, kiểm soát lipid máu, tránh tăng triglycerid máu;

- Bạn có thể ăn ít và nhiều bữa, chia thành 4-6 bữa một ngày để giúp hỗ trợ tiêu hóa;

- Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng và nhiều gia vị.

Theo wang/aboluong

Theo TT

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên