Trồng loại cây ‘trời ban’ cho riêng Đông Nam Á, Việt Nam vừa thu về hơn 2,5 tỷ USD trong 9 tháng, vượt cả năm 2023
Kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua cả năm 2023 khi khách hàng Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng mặt hàng này.
- 25-09-2024Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ
- 24-09-2024Trung Quốc chi mạnh tay mua một mặt hàng của Việt Nam dù là 'thủ phủ' sản xuất của thế giới: Mỹ, Campuchia cũng tham gia cuộc đua, nước ta có sản lượng 26 triệu tấn
- 23-09-2024Một loại ‘siêu thực phẩm’ của Việt Nam sang Nga bán đắt như tôm tươi: Ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Nếu như trong năm 2023, Việt Nam đã phá kỷ lục đối với mặt hàng sầu riêng khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,2 tỷ USD, tương đương khoảng 600.000 tấn thì đến tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đã vượt qua mức kỷ lục này.
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD trong 9T/2024. Tính chung xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, đây là con số cao kỷ lục. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang bùng nổ nhờ vào mức giá cả cạnh tranh. Trong bốn tháng đầu năm nay, giá trung bình của sầu riêng Việt Nam là 4.662 USD/tấn so với giá nhập khẩu trung bình của Trung Quốc là 5.395 USD. Do các đặc điểm về khí hậu, sầu riêng hầu như chỉ được trồng tại khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Campuchia,…
Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng (gần 1,2 triệu tấn) sau Indonesia (1,8 triệu tấn), Thái Lan (hơn 1,32 triệu tấn) tính đến năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2017 - 2022, bình quân mỗi năm diện tích trồng cây sầu riêng của Việt Nam tăng 24,5%.
Từ ngày 11/7/2022, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc qua tất cả các cửa khẩu thông qua thỏa thuận nghị định thư kéo dài 3 năm giữa 2 quốc gia. Và vào ngày 19/8 vừa qua, hai nước đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam.
Việt Nam giáp Trung Quốc nên giao thông đi lại thuận tiện, chi phí logistics thấp khi chỉ cần vận chuyển sầu riêng qua cửa khẩu biên giới ở phía Bắc, thay vì chuyển qua 2 hoặc 3 cửa khẩu như sầu riêng từ Thái Lan.
Theo các chuyên gia, triển vọng xuất khẩu ngành rau quả trong năm 2024 tiếp tục có diễn biến tích cực. Nhất là khi đang trong thời điểm vào mùa thu hoạch của sầu riêng Tây Nguyên, kéo dài đến hết tháng 10.
Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 sẽ vượt 3 tỷ USD và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam và có thể lần đầu tiên vượt con số 7 tỷ USD. Vì vậy, việc cần làm là đảm bảo về chất lượng và số lượng, đồng thời tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy định của phía nhập khẩu thì kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ có những con số kỷ lục mới.
Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam kêu gọi các bên tham gia chuỗi ngành sầu riêng Việt Nam chú ý hơn đến các yêu cầu pháp lý của Trung Quốc, tiêu chuẩn của Trung Quốc đối với trái cây nhập khẩu ngày càng khắt khe.
Các bên liên quan tại Việt Nam cần tăng cường quản lý vùng trồng sầu riêng và nhà máy đóng gói để đảm bảo sầu riêng có giá hợp lý, an toàn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Nhịp sống thị trường