MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc cấp tốc chuyển hướng về Đông Nam Á: Tỉnh giáp Việt Nam nhận nhiệm vụ quan trọng, được hỗ trợ toàn lực

01-10-2023 - 12:57 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc cấp tốc chuyển hướng về Đông Nam Á: Tỉnh giáp Việt Nam nhận nhiệm vụ quan trọng, được hỗ trợ toàn lực

Với mục tiêu tăng cường kết nối với thị trường rộng mở của khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhận nhiệm vụ quan trọng trong nỗ lực củng cố hợp tác và đầu tư của Bắc Kinh.

Nhiệm vụ mới

Theo SCMP, Trung Quốc tuyên bố sẽ biến tỉnh Vân Nam ở phía tây nam đất nước thành cửa ngõ vào thị trường rộng lớn của các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Đây là chiến lược nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực và tăng sức cạnh tranh kinh tế.

Theo một tuyên bố của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), tỉnh Vân Nam đã được giao nhiệm vụ mở cửa bằng toàn bộ năng lực liên kết vùng.

Để thực hiện điều đó, Trung Quốc cam kết hỗ trợ thêm cho tỉnh Vân Nam, nơi giáp với ba nước láng giềng Đông Nam Á – bao gồm Myanmar, Việt Nam và Lào – để “đẩy nhanh việc xây dựng các hành lang quốc tế lớn” thông qua kết nối giao thông, hậu cần, năng lượng và thông tin kỹ thuật số với các nước láng giềng phía Nam.

Đại diện NDRC cho biết: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ Vân Nam mở rộng và củng cố các ngành công nghiệp có lợi thế độc đáo, đồng thời hỗ trợ tỉnh này tích cực thực hiện chuyển giao công nghiệp trong nước và quốc tế”.

Trung Quốc đã có mối quan hệ gần hơn với Đông Nam Á và Nam Á trong những năm gần đây khi quan hệ kinh tế của nước này với Mỹ ngày càng xấu đi. Trung Quốc cũng tăng cường thúc đẩy chiến lược toàn cầu hóa của Sáng kiến Vành đai và Con đường trong khu vực trong khi sáng kiến này vấp phải phản ứng dữ dội ở châu Âu.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây. Khối này đã nổi lên như một điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc.

Chuyển hướng sang ASEAN

ASEAN là một phần quan trọng của hiệp định thương mại Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Liu Yuanchun, hiệu trưởng Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, đã kêu gọi Bắc Kinh tăng cường hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, qua đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực giữa lúc Mỹ có những động thái tách biệt chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

“Khu vực này đóng vai trò trung gian quan trọng và là cầu nối gián tiếp giữa Trung Quốc và phương Tây,” ông Liu nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Paper của Trung Quốc.

Năm ngoái, thương mại của Trung Quốc với ASEAN là 975,3 tỷ USD - tăng từ 641,5 tỷ USD vào năm 2019 - tăng gấp 24 lần kể từ năm 2000, theo dữ liệu hải quan.

Trung Quốc cấp tốc chuyển hướng về Đông Nam Á: Tỉnh giáp Việt Nam nhận nhiệm vụ quan trọng, được hỗ trợ toàn lực - Ảnh 1.

Ông Liu cho rằng Trung Quốc phải chủ động tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với các thị trường mới nổi, trong đó có Đông Nam Á, để bù đắp cho sự sụt giảm thương mại với các nước phát triển.

Theo Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu và Mỹ giảm lần lượt 19,58% và 9,53% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dữ liệu hải quan, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đã giảm 13,25% so với một năm trước đó vào tháng 8.

Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN là 4,11 nghìn tỷ nhân dân tệ (562,3 tỷ USD), chiếm 15,2% tổng ngoại thương của Trung Quốc.

Trong hội chợ Trung Quốc-ASEAN vào tháng 9, Trung Quốc đã ký 470 dự án đầu tư và hợp tác với các nước ASEAN, với tổng vốn đầu tư 487,3 tỷ nhân dân tệ (66,6 tỷ USD), trong đó hơn 65% thuộc lĩnh vực sản xuất.

Gần đây, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng đề cao tầm quan trọng của Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc và cho rằng điều này có được nhờ nỗ lực của cả hai bên, cùng vun đắp lòng tin chiến lược, tương trợ lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm.

Tham khảo SCMP

Tất Đạt

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên