Trung Quốc lại dẫn đầu thế giới một ngành hàng cực quan trọng: Sở hữu 5 công ty sản xuất lớn nhất thế giới, vượt xa cả Mỹ, châu Âu
Những công ty hàng đầu trong ngành này hiện nay đều thuộc sở hữu của Trung Quốc với thị phần áp đảo.
- 10-09-2024Loại cây lấy hoa cực hiếm trên thế giới nhưng Việt Nam sở hữu hàng chục nghìn ha: Thu về gần 50 triệu USD kể từ đầu năm, sản lượng đứng thứ 2 thế giới
- 09-09-2024Loại quả trồng rải rác khắp các tỉnh thành Việt Nam hóa ra là sản vật triệu đô: Trung Quốc, Lào đua nhau săn lùng, thu hơn 20 triệu USD kể từ đầu năm
- 31-08-2024Không phải Thái Lan, đây chính là thị trường xe điện đang 'ăn nên làm ra' nhất Đông Nam Á - doanh số tăng 2,4 lần trong nửa đầu năm
Theo Nikkei Asia, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc đang bỏ xa cả thế giới. Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu đã được thắt chặt vào năm ngoái, làm gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ và châu Âu.
Nghiên cứu của Nikkei cho thấy, top 5 nhà cung cấp đến từ Trung Quốc trong 71 sản phẩm và dịch vụ năng lượng tái tạo chủ chốt đều tăng so với năm 2022. Thị phần của họ đã vượt quá 30%.
Tất cả 5 công ty sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu thế giới tính đến năm 2023 đều đến từ Trung Quốc với thị phần đã tăng 7,5 % lên 59,3%.
Đối với tuabin gió, Trung Quốc chiếm 4 vị trí dẫn đầu với thị phần tăng gần gấp đôi lên 44,2%. Goldwind Science & Technology, từng xếp thứ hai vào năm 2022, đã giành được vị trí số 1 từ tay dẫn đầu thị trường Châu Âu Vestas Wind Systems.
Thị phần của công ty Trung Quốc đã tăng lên 13,9% từ 13,1%, trong khi đối thủ Đan Mạch giảm xuống 10,5% từ 14% do lãi suất và giá nguyên liệu tăng ở châu Âu.
Kể từ năm 2018, thị phần của các công ty Trung Quốc trong số 5 nhà cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời và gió hàng đầu đã tăng gần gấp đôi trong bối cảnh quốc gia thúc đẩy phát triển công nghệ năng lượng sạch.
Trong khi năng lượng mặt trời đã được chú trọng từ lâu, các công ty Trung Quốc cũng đã giành được chỗ đứng trong lĩnh vực năng lượng gió một phần nhờ vào nỗ lực phát triển các tua-bin lớn hơn. Kích thước tăng có nghĩa là công suất phát điện cao hơn, cần ít tua-bin hơn và cắt giảm chi phí xây dựng và bảo trì.
Goldwind và Ming Yang Smart Energy Group đã mở rộng xuất khẩu nhờ giá thấp, vượt qua các đối thủ châu Âu đã từng có khởi đầu thuận lợi.
Trong khi đó, ở lĩnh vực xe điện, thị phần của BYD cũng đã tăng 3,1% lên 14,7%, thu hẹp khoảng cách với Tesla ở mức 18,3%.
Chuỗi cung ứng xe điện đã phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Các nhà cung cấp chất cách điện hàng đầu cho pin lithium-ion năm ngoái đều là các công ty Trung Quốc với thị phần tổng hợp hơn 60%. CATL và BYD, hai công ty lớn nhất về pin lithium-ion ô tô, cùng nhau chiếm hơn một nửa nguồn cung toàn cầu.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ 230,9 tỷ USD cho ngành công nghiệp xe điện của nước này từ năm 2009 đến năm 2023. Với những khoản trợ cấp khổng lồ này, các công ty Trung Quốc đã chi mạnh tay vào việc phát triển cơ sở vật chất và công nghệ, đồng thời gần đây đã tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới nổi.
Những xu hướng này đã trở thành nguyên nhân gây lo ngại ở Mỹ và Châu Âu. Washington vào tháng 6 đã chấm dứt miễn thuế đối với các tấm pin mặt trời do các công ty Trung Quốc sản xuất tại 4 quốc gia Đông Nam Á và đang chuẩn bị tăng thuế đối với các tấm pin được sản xuất tại Trung Quốc.
Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra xem liệu sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất tuabin gió có gây tổn hại đến cạnh tranh hay không.
Theo Nikkei
Nhịp sống thị trường