MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới ngỡ ngàng với tham vọng dựng tuyến đường "khó làm nhất hành tinh": Dài 77km nhưng 90% là cầu và hầm, cho phép tàu cao tốc chạy cả... dưới biển

15-09-2023 - 20:35 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới ngỡ ngàng với tham vọng dựng tuyến đường "khó làm nhất hành tinh": Dài 77km nhưng 90% là cầu và hầm, cho phép tàu cao tốc chạy cả... dưới biển

Trung Quốc đã khởi công xây dựng một tuyến đường sắt - đường bộ xuyên biển, kết nối giữa thành phố Ninh Ba và Chu Sơn.

Từ giữa tháng 11/2022, Trung Quốc đã khởi công xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên biển, có tên là Đường sắt Yong-Zhou, nối các thành phố Ninh Ba và Chu Sơn ở tỉnh Chiết Giang. Nhà thiết kế dự án này là Tập đoàn Khảo sát và Thiết kế đường sắt Siyuan Trung Quốc (CRS).

Được biết, sau khi hoàn thiện, tuyến đường sắt này sẽ đạt kỷ lục thế giới về độ khó khi xây dựng. Tổng chiều dài tuyến đường là 76,396 km, với 36 cây cầu cỡ vừa và lớn cùng 17 đường hầm. Trong khi đó, cầu và đường hầm sẽ chiếm hơn 90% tổng chiều dài của cả đoạn đường.

Theo Daily Mail, dự án này có chi phí lên tới 40 tỷ NDT (gần 140.000 tỷ đồng). 

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới ngỡ ngàng với tham vọng dựng tuyến đường "khó làm nhất hành tinh": Dài 77km nhưng 90% là cầu và hầm, cho phép tàu cao tốc chạy cả... dưới biển - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế một đoạn của cầu Xihoumen.

Hou Bin, giám đốc dự án Đường sắt Yong-Zhou của CRS, chỉ ở giai đoạn sơ bộ, việc xây dựng tuyến đường này cũng mất tới 10 năm.

Đường sắt Yong-Zong được thiết kế kéo dài trên 4 tuyến đường thuỷ: Jintang, Xihoumen, Taoyaomen và Fuchimen, có 7 nhà ga và tốc độ thiết kế của tàu là 250 km/h.

Theo kế hoạch, dự án sẽ bao gồm cả một đường hầm dưới biển dài 16,18 km nằm ở đoạn Jintang. Khi hoàn thiện, đây sẽ là đường hầm ngoài khơi đầu tiên của Trung Quốc và cũng là hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới, với địa tầng phức tạp cũng như hoạt động thi công khó thực hiện chưa từng có.

CGTN cho biết, dự án này sẽ mất khoảng 6 năm để hoàn thiện.

Đường sắt Yong-Zhou nằm trong mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc kéo dài 1 giờ di chuyển ở tỉnh Chiết Giang. Cây cầu này đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự hội nhập của Chu Sơn và Ninh Ba vào Vành đai kinh tế sông Dương Tử.

Vào đầu tháng 8, trụ tháp chính của cây cầu đoạn Xihoumen, nằm giữa 2 hòn đảo ở thành phố Chu Sơn, đã được bắt đầu thi công ở dưới nước. Được thiết kế bởi Viện Thiết kế và Theo dõi Cầu lớn Đường sắt Trung Quốc, cây cầu dài 3.118m này sử dụng hệ thống dây văng cùng hệ thống treo.

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới ngỡ ngàng với tham vọng dựng tuyến đường "khó làm nhất hành tinh": Dài 77km nhưng 90% là cầu và hầm, cho phép tàu cao tốc chạy cả... dưới biển - Ảnh 2.

Cầu Xihoumen bắt đầu thi công từ đầu tháng 8/2023.

Trên cây cầu này, cả đường sắt và đường cao tốc sẽ cùng được xây dựng, 2 đường ray được thiết kế ở giữa mặt cầu cùng 3 làn đường cao tốc ở 2 bên. Với chiều rộng 68m, đây sẽ là cây cầu vượt biển rộng lớn nhất thế giới.

Wang Donghui, trưởng nhóm kỹ sư thiết kế thuộc China Railway Major Bridge Engineering Group Co., cho biết mặt cầu rộng sẽ giúp cản gió và ổn định cấu trúc cầu.

Theo CGTN, cây cầu này nằm trên eo biển lớn với cảng gần đó, hơn 200 tàu container có tải trọng 30.000 tấn và tàu chở hàng đi qua nơi này mỗi ngày. Phần chính của cây cầu dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2028.

Tuyến đường sắt cao tốc trên đảo này sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, đến Chu Sơn chỉ còn khoảng 1 giờ.

Tham khảo CGTN

Vu Lam

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên