MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc "như hổ thêm cánh" nhờ 2 "bảo bối": Cỗ máy xuất khẩu mạnh nhất thế giới càng trở nên đáng gờm

05-10-2023 - 06:53 AM | Tài chính quốc tế

Xuất khẩu của Trung Quốc thông qua thương mại điện tử đang tăng mạnh nhờ các ứng dụng như Shein và Temu.

Thương mại điện tử tăng mạnh

Sự xuất hiện của các ứng dụng mua sắm Trung Quốc như Shein và Temu, trực tiếp đưa hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc đến người tiêu dùng nước ngoài, đang thay đổi bộ mặt thương mại của Trung Quốc và khiến cỗ máy xuất khẩu mạnh nhất thế giới càng trở nên đáng gờm.

Kenny Li, người điều hành một nhà máy may ở Quảng Châu, Quảng Đông, là điển hình của thế hệ xuất khẩu mới của Trung Quốc. Công việc kinh doanh của anh đã được đơn giản hóa nhờ ứng dụng thời trang nhanh Shein, vì giờ đây anh có thể ủy quyền định giá, tiếp thị và dịch vụ khách hàng cho nền tảng này.

Li cho biết anh đã bán số quần áo trị giá khoảng 70 triệu Nhân dân tệ (9,6 triệu USD) cho Shein vào năm ngoái.

Li cũng đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động của mình bằng cách cung cấp hàng hóa cho Temu, một ứng dụng mua sắm giảm giá khác.

"Chỉ có một khách hàng có thể mang lại sự không chắc chắn, vì vậy chúng tôi quyết định thử với Temu". Kết quả là kinh doanh của Li đang bùng nổ.

Câu chuyện của Li chỉ là một ví dụ điển hình trong bối cảnh xuất khẩu của Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng nhờ các ứng dụng thương mại điện tử, những ứng dụng tận dụng khả năng sản xuất tô lướn của Trung Quốc và sử dụng công nghệ mới để kết nối trực tiếp các nhà sản xuất với người tiêu dùng nước ngoài.

Tại một hội nghị hồi tháng 9, Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Quách Đình Đình cho biết, hoạt động kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới của Trung Quốc đã mở rộng gấp 11 lần trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu của Trung Quốc thông qua thương mại điện tử đã tăng 19,9% trong nửa đầu năm 2023 so với một năm trước khi tổng xuất khẩu của Trung Quốc thực sự giảm.

Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, vào năm 2022, xuất khẩu thương mại điện tử của nước này tăng 10% so với cùng kỳ, chiếm 6,4% tổng xuất khẩu.

Trung Quốc "như hổ thêm cánh" nhờ 2 "bảo bối": Cỗ máy xuất khẩu mạnh nhất thế giới càng trở nên đáng gờm - Ảnh 1.

Quần áo trưng bày tại trụ sở Shein ở Singapore năm 2023. Ảnh: Bloomberg

Các bên đều hưởng lợi

Đằng sau con số tăng trưởng này là sự xuất hiện của các ứng dụng như Shein, một công ty 15 tuổi được thành lập ở Nam Kinh và có trụ sở chính tại Singapore, sử dụng mô hình được gọi là "chuỗi cung ứng linh hoạt" để nhanh chóng tung ra các sản phẩm mới với số lượng đặt hàng nhỏ mỗi sản phẩm. ngày với giá tương đối thấp.

Ứng dụng giảm giá Temu cũng đang mở rộng nhanh chóng. So với Shein, khởi đầu với các sản phẩm thời trang mang thương hiệu riêng, Temu bán nhiều loại sản phẩm hơn với mức giá rất cạnh tranh.

Bridge Zhang, người điều hành một nhà máy sản xuất tất ở tỉnh Chiết Giang, đã cung cấp cho Shein khoảng 10.000 đôi tất vào năm 2021. Mặc dù giao dịch đó không trở thành mối quan hệ lâu dài nhưng cuộc trao đổi đó đã để lại cho Zhang ấn tượng tích cực về Shein với tư cách là một khách hàng.

"Các nhân viên mà tôi nói chuyện đều rất chuyên nghiệp và mọi việc đều diễn ra suôn sẻ. Họ đưa ra mức giá hợp lý và không chậm trễ trong việc thanh toán. Đó là một điểm cộng lớn cho các nhà cung cấp như chúng tôi", Zhang nói. "Tôi nhận được cuộc gọi từ Shein vài ngày trước và tôi hy vọng lần này mọi việc cũng suôn sẻ".

Theo đại diện công ty, Shein cho biết họ đã đầu tư rất nhiều nỗ lực vào việc xây dựng mối quan hệ làm việc lâu dài với các nhà cung cấp, với "hơn 84% nhà cung cấp mới tiếp tục hợp tác với Shein sau năm đầu tiên".

"Thời gian hợp tác trung bình của Shein với các nhà cung cấp là ba năm, trong đó thời gian hợp tác dài nhất với một nhà cung cấp là hơn 10 năm", công ty cho biết thêm rằng họ làm việc với khoảng 5.400 nhà cung cấp sản xuất bên thứ ba cho các dòng sản phẩm thương hiệu riêng.

Nhà bán lẻ thời trang này đã công bố triển khai đợt bán hàng đầy đủ danh mục vào tháng 6, tiến gần hơn đến lãnh thổ do Temu và gã khổng lồ Amazon (Mỹ).

Shein cho biết, họ đã mở nền tảng cho người bán bên thứ ba như một thị trường và đa dạng sản phẩm hơn từ hộp bảo vệ điều khiển từ xa đến ghế sofa hình trái tim.

Nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc Anker, một trong những thương hiệu "Sản xuất tại Trung Quốc, được bán trên Amazon" lớn nhất và công ty giày dép Skechers của Mỹ nằm trong số những người bán hàng đầu tiên tham gia thị trường của Shein.

Allen Mao, giám đốc bán hàng tại Jiangshan Changxiang Outdoor Products ở Chiết Giang, cho biết công ty đang đánh giá khả năng gia nhập Shein, hy vọng sẽ bổ sung thêm kênh bán hàng cho nhà máy.

"Chúng tôi sẽ tránh được rất nhiều rắc rối nếu Shein chịu trách nhiệm về giá cả, tiếp thị và giao sản phẩm, cho phép chúng tôi tập trung vào việc chuẩn bị hàng hóa", Mao nói. "Đó là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất kinh doanh truyền thống trong việc tìm hiểu thị trường và bán trực tiếp cho người tiêu dùng".

Trong khi đó, Temu đã mở rộng mạnh mẽ sang các thị trường mới. Nó đã ra mắt nền tảng ở Philippines vào cuối tháng 8, điểm dừng chân đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á, chỉ vài tháng sau khi vào Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một số người đi đầu trên Temu đang tận hưởng lợi thế ban đầu. Queenie, một người đã làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới được 10 năm, cho biết cô đã mở một cửa hàng trên Temu vào tháng 4.

"Những tuần gần đây rất thú vị, giống như khi tôi bắt đầu kinh doanh vào năm 2014," Queenie cho biết. "Tôi cảm thấy như mình đang đứng trên một con đường tăng trưởng mới… và tự hỏi liệu công việc kinh doanh của mình có tiến triển hay không".

Trong lần cập nhật gần đây nhất của Queenie vào tháng 6, cô cho biết công việc kinh doanh của cô hiện kiếm được khoảng 30.000 đến 40.000 Nhân dân tệ mỗi tháng. "Tôi không thể nói thu nhập ổn định vì số tiền đó chưa vào thẳng túi tôi. Việc tính toán hóa đơn trên Temu cũng khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất là dù chúng tôi có bỏ (nền tảng) thì cũng sẽ không mất tiền".

Theo Vân Phương

Phụ nữ mới

Trở lên trên