MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời đầu tiên: Mỏng như tấm thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh trực tiếp với tham vọng của Mỹ

27-07-2023 - 19:34 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời đầu tiên: Mỏng như tấm thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh trực tiếp với tham vọng của Mỹ

Mới đây, Trung Quốc đã phóng vệ tinh Lingxi-03, với cánh được tích hợp các tấm pin năng lượng siêu mỏng. Đây là đợt phóng nằm trong kế hoạch phát triển 13.000 vệ tinh nhằm cạnh tranh với SpaceX.

Trung Quốc mới đây đã phóng vệ tinh với cánh tích hợp năng lượng mặt trời siêu mỏng đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Vệ tinh này nằm trong dự án thử nghiệm gồm 13.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để cạnh tranh với Starlink của SpaceX.

Vệ tinh Lingxi-03, được phát triển bởi startup có trụ sở tại Bắc Kinh GalaxySpace, đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền trung Trung Quốc, trên tên lửa Trường Chinh 2D vào sáng ngày 23/7.

Theo CCTV, tấm pin năng lượng mặt trời được tích hợp trên cánh vệ tinh có thể uốn cong, có độ dày khoảng 1 mm - chỉ tương đương tấm thẻ tín dụng và chỉ bằng 5% độ dày của tấm pin mặt trời truyền thống. Khi được gấp lại bên trong tên lửa, tấm năng lượng mặt trời này chỉ dày 5 cm và khi mở ra để hoạt động trên quỹ đạo sẽ có độ dài 9 m và rộng 2,5 m.

Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời đầu tiên: Mỏng như tấm thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh trực tiếp với tham vọng của Mỹ - Ảnh 1.

Các tấm pin mặt trời siêu mỏng được tích hợp trên cánh của vệ tinh.

Trước đây, Trung Quốc chỉ sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời như vậy để cung cấp năng lượng trong trạm không gian Thiên Cung, CCTV cho biết.

Zhu Zhengxian, CTO của GalaxySpace, cho hay: “NHững cánh năng lượng mặt trời này nhỏ, nhẹ và dễ để gập lại. Chúng hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn so với các tấm pin mặt trời truyền thống, đặc biệt thích hợp cho những sứ mệnh phóng vệ tinh quy mô lớn vì có thể xếp chồng lên nhau.”

Theo ông Zhu, Lingxi-03 cũng là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc có cấu trúc thân chính tích hợp, phù hợp để sản xuất hàng loạt. Ông cho biết, việc sản xuất vệ tinh này được lấy cảm hứng từ khung gầm của một chiếc ô tô, với công nghệ đúc khuôn hiện đại.

Lingxi-03 được trang bị tải trọng kỹ thuật số - tức là “bộ não” được lắp đặt trên vệ tinh, có thể xử lý hàng chục gigabyte dữ liệu mỗi giây và phân bổ linh hoạt các nguồn thông tin liên lạc, xác minh các công nghệ liên quan cho quỹ đạo tiếp theo.

Ngoài ra, vệ tinh Lingxi-03 có thiết kế khung mở, tức là tất cả các thiết bị được gắn trực tiếp vào bên ngoài và tiếp xúc với môi trường trong không gian. Theo Hu Zhao - giám đốc điều khiển vệ tinh, điều này đòi hỏi khả năng chống chịu bức xạ và kiểm soát nhiệt độ đặc biệt cho các thiết bị điện tử trên vệ tinh.

GalaxySpace là startup thành lập năm 2018, công ty đầu tiên chuyên cung cấp cáp dịch vụ internet vệ tinh tại Trung Quốc. Công ty này được cho là đã huy động được khoản vốn đáng kể, đưa định giá của họ lên 1,58 tỷ USD vào tháng 9.

Hồi tháng 3/2022, GalaxySpace đã phóng vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất cho một mạng vệ tinh thử nghiệm và thực hiện thành công nhiều thử nghiệm công nghệ 5G.

Zhu cho biết công ty sẽ đẩy nhanh nghiên cứu về các công nghệ cốt lõi như ăng-ten mảng pha để liên lạc trực tiếp giữa vệ tinh với thiết bị. Họ cũng nỗ lực hợp tác với các đối tác dọc theo chuỗi công nghệ để giúp thúc đẩy chùm vệ tinh quốc gia “Guowang”. Cuối năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ phóng một loạt vệ tinh Guowang lần đầu tiên.

Trong khi đó, SpaceX hiện đã có hơn 4.500 vệ tinh trên quỹ đạo, theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell, người theo dõi các đợt phóng vệ tinh. Số lượng vệ tinh Starlink có thể sẽ đạt 42.000 trong vòng 10 năm.

Cùng các kế hoạch của Trung Quốc và nhiều công ty của phương Tây đang đề xuất, tổng số vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất có thể vượt con số 60.000.

Trong sự kiện hôm 23/7 tại Trung Quốc, 3 vệ tinh viễn thám Skysight AS-01, AS-02 và AS-03 cũng được phóng lên quỹ đạo. Cả 3 vệ tinh đều thuộc sở hữu của Skysight Technology, nằm trong dự án chòm vệ tinh thương mại của công ty nhằm quan sát Trái đất theo dải sóng radar, quang học và hồng ngoại.

Tham khảo SCMP

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên