Trung Quốc phủ bóng ngày cuối cùng của thượng đỉnh G7
Hôm nay (14/6), trong ngày họp cuối cùng của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại hội nghị thượng định diễn ra ở Ý, Trung Quốc nằm ở vị trí đầu tiên trong chương trình nghị sự, trước khi Giáo hoàng Francis có bài phát biểu chưa từng có về trí tuệ nhân tạo (AI).
- 13-06-2024Mỹ, G7, EU đồng loạt tung đòn, Nga quyết “không để yên”
- 12-06-2024Tổng thống Pháp phủ nhận tin đồn từ chức
- 12-06-2024Bạo loạn ở Pháp: Hàng chục nghìn người đập phá, xô xát cảnh sát - Ông Macron nói về khả năng từ chức
- 08-06-2024Quốc gia chủ chốt BRICS đạt thành tựu lớn với phi đô la hóa, gần 40% giao thương quốc tế được thực hiện bằng đồng nội tệ, quyết tâm đẩy mạnh vị thế của đối trọng G7
- 06-06-2024Nền kinh tế thuộc G7 đầu tiên cắt giảm lãi suất sau 4 năm: Hành động tách biệt với Fed có gây ra rủi ro?
Giáo hoàng sẽ họp cùng 10 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, trong đó có Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Jordan, vào thời điểm G7 mở cửa với một số đối tác khác nhằm thể hiện rằng họ không phải một câu lạc bộ xa cách và tách biệt.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh tại miền nam của Ý, G7 đồng ý với thỏa thuận cung cấp 50 tỷ USD cho Ukraine bằng tiền lãi từ các khoản tài sản bị đóng băng của Nga.
Dù còn nhiều chi tiết cần được làm rõ, các thành viên G7, gồm Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh và Liên minh châu Âu (EU), dự kiến sẽ đóng góp cho khoản vay này, để Kiev có thể nhận được tiền vào cuối năm.
“Đây là bước đi lịch sử mà chúng ta đạt được hôm nay”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói.
Dù vấn đề Ukraine chiếm hết ngày đầu tiên của hội nghị, Trung Quốc là chủ đề được bàn đến nhiều nhất trong phiên sáng 14/6.
Các lãnh đạo bày tỏ quan ngại về năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và sự hỗ trợ đối với Nga.
Mỹ vừa áp thêm lệnh trừng phạt với những công ty Trung Quốc cung cấp thiết bị bán dẫn.
Đầu tuần này, EU thông báo sẽ tăng thuế lên 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 7 tới, bất chấp nguy cơ bị Bắc Kinh áp biện pháp trả đũa.
Tuy nhiên, đang có những quan điểm khác nhau trong G7 về cách đối phó với việc Trung Quốc trợ cấp công nghiệp , thời điểm châu Âu muốn tránh chiến tranh thương mại toàn diện với Bắc Kinh.
Bên cạnh bài phát biểu về AI, Giáo hoàng Francis còn có nhiều cuộc gặp song phương, bao gồm với Tổng thống Biden, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky, và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
“Đây là một ngày lịch sử. Chúng ta sẽ chào đón Giáo hoàng. Đây là lần đầu tiên Giáo hoàng tham dự G7. Tôi tự hào vì điều đó diễn ra khi Ý đảm đương vị trí chủ tịch”, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói với báo chí ngày 13/6.
Hội nghị cũng sẽ bàn vấn đề nhập cư, một ưu tiên của Thủ tướng Meloni khi bà đang thúc giục châu Âu ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi.
Tiền Phong