Trung Quốc ra tay cứu Evergrande nhưng nhờ đó tiền lại chảy vào túi các tỷ phú là bạn chơi bài của nhà sáng lập Hứa Gia Ấn
Phiên hôm qua cổ phiếu ngân hàng Shengjing đã tăng 1,4% còn cổ phiếu Evergrande tăng vọt hơn 10%.
- 29-09-2021Khủng hoảng Evergrande chưa qua, Trung Quốc đối mặt với khoản nợ ẩn tương đương hơn 1 nửa GDP cả nước
- 29-09-2021Chúa nợ Evergrande bất ngờ thu về 1,75 tỷ USD sau khi bán cổ phần một ngân hàng Trung Quốc, cổ phiếu tăng 10%
- 28-09-2021Evergrande: Giấc mơ ấp ủ từ thời thơ ấu biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế 'nóng như lửa đốt'
Hôm qua, "chúa nợ" Evergrande đã đạt được thỏa thuận bán 20% cổ phần tại ngân hàng Shengjing Bank cho một công ty quản lý tài sản quốc doanh, thu về 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,55 tỷ USD). Mục đích của việc này là để Evergrande có được dòng tiền, ngăn chặn rủi ro lây lan ra toàn hệ thống. Tuy nhiên, thương vụ cũng có lợi cho các nhà đầu tư của ngân hàng Shengking, trong đó có vài người bạn hay chơi bài poker cùng nhà sáng lập Hứa Gia Ấn của Evergrande.
Phiên hôm qua cổ phiếu ngân hàng Shengjing đã tăng 1,4% còn cổ phiếu Evergrande tăng vọt hơn 10%.
Cheung Chung Kiu
Nhân vật này là Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của C C Land Holdings, 1 doanh nhân quê ở Trùng Khánh. Cheung bắt đầu khởi nghiệp bằng cách mua đồ điện tử và một số mặt hàng khác ở Hong Kong rồi bán lại ở đại lục, sau đó chuyển hẳn sang lĩnh vực bất động sản.
Ngày nay C C Land có các bất động sản trị giá hàng tỷ USD ở Anh, trong đó có tòa "Cheesegrater" nằm ở trung tâm tài chính London. Tính đến ngày 30/6, Cheung vẫn sở hữu cổ phần (cả trực tiếp và gián tiếp) ở Shengjing.
Gia tộc Cheng
Henry Cheng, Chủ tịch tập đoàn bất động sản New World Development, là người giàu nhất trong nhóm bạn chơi bài poker của tỷ phú Hứa. Ông này có tài sản 23,5 tỷ USD, là con trai cả của Cheng Yu-tung, ông trùm bất động sản di cư từ Quảng Đông sang Macau vào năm 1940.
Nhà Cheng rót vốn đầu tư vào các dự án bất động sản và cả mua cổ phiếu của Evergrande, đồng thời gián tiếp sở hữu cổ phần tại ngân hàng Shengjing.
Paul Suen
Suen từng nổi tiếng ở Hong Kong vì có cổ phần tại hàng chục công ty nhỏ và đặc biệt yêu thích các cổ phiếu penny. Ông trực tiếp và gián tiếp sở hữu cổ phần của ngân hàng Shengjing, ngoài ra còn đầu tư vào câu lạc bộ bóng đá Birmingham City (Anh) và 1 casino từng xuất hiện trong phim James Bond.
Theo tài liệu từ năm 2019 thì Suen cũng có cổ phần tại công ty xe điện của Evergrande và sở hữu cả trái phiếu Evergrande.
Karen Lo
Lo là hậu duệ của gia tộc thống trị thị trường sữa đậu nành ở Hong Kong. Gia tộc Lo sở hữu nhiều bất động sản giá trị, từ các biệt thự ở California cho đến căn hộ hạng sang ở New York.
Tốt nghiệp ĐH Pennsylvania, Lo sở hữu cổ phần tại hàng chục công ty và hiện là cổ đông lớn nhất của hãng thời trang Esprit. Bà mua cổ phần Shengjing từ năm 2019, ngoài ra còn sở hữu cổ phần tại công ty xe điện Evergrande.
Gia tộc Lau
Năm 2017, tập đoàn Chinese Estates của Joseph Lau bán cổ phần đang nắm giữ tại Shengjing cho 1 công ty do vợ ông đứng tên. Sau đó vợ của Lau cũng đã bán số cổ phần này và theo thông tin được công bố thì không còn liên quan gì đến Shengjing kể từ tháng 1/2020.
Gần đây nhà Lau liên tục bán tháo cổ phiếu Evergrande.
Tham khảo Bloomberg