MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc tính toán gì khi bất ngờ mua gom LNG của Nga?

09-10-2024 - 21:22 PM | Tài chính quốc tế

Khí tự nhiên hóa lỏng Nga hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc, vì sao họ lại tăng cường nhập khẩu mặt hàng này?

Trung Quốc tính toán gì khi bất ngờ mua gom LNG của Nga?- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Trung Quốc đã dành gần một năm để tích trữ lượng khí đốt đáng kể, họ nhập khẩu khối lượng lớn mặt hàng này vào thời điểm giá thấp. Tuy nhiên năm nay Trung Quốc thậm chí còn tạo ra nhiều dự trữ hơn khi tăng cường mua LNG trên khắp thế giới.

Các công ty của nước này đang thực hiện một chiến dịch mua sắm vội vã đến mức giới quan sát đang phải nỗ lực tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc lại chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, hãng tin Anh Reuters viết về điều này.

Bằng cách mua gom LNG đắt tiền, Bắc Kinh đang tham gia vào cuộc tranh giành ảnh hưởng địa chính trị khốc liệt nhằm có được nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống trong tương lai, đặc biệt là từ Nga.

Vấn đề là hợp đồng LNG giao trong tháng 9 và tháng 10 thường rất đắt, cho nên ban lãnh đạo Trung Quốc muốn giảm chi phí bằng cách bù đắp thông qua các loại năng lượng khác, từ những nhà cung cấp khác.

Trong trường hợp này chúng ta đang nói về khí đốt giá rẻ từ Liên bang Nga. Kết quả là giá nhiên liệu xanh trung bình của Trung Quốc còn thấp hơn mức giá thấp nhất trên thị trường.

Trung Quốc tính toán gì khi bất ngờ mua gom LNG của Nga?- Ảnh 2.

Trung Quốc đang tích cực dự trữ khí đốt từ Nga.

Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc chuẩn bị thắt chặt các điều kiện tiêu thụ khí đốt trong thời gian tới, đặc biệt nếu những tháng mùa đông ở châu Âu và Bắc Á lạnh giá.

Việc kết thúc thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine vào ngày 31 tháng 12 năm 2024 có thể kích động nỗ lực tổ chức đưa LNG sang châu Âu. Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn điều này xảy ra, hoặc chuẩn bị trước.

Bên cạnh đó, với lượng dự trữ dư thừa trong kho, Trung Quốc có thể bắt đầu bán lại các chuyến hàng LNG sang châu Âu nếu những nhà nhập khẩu và chính quyền Bắc Kinh cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không bị đe dọa bởi tình trạng thiếu nguồn cung nhập khẩu.

Chính vì tính đến những yếu tố này, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị trước, khi nỗ lực duy trì an ninh năng lượng, đồng thời thu về lợi nhuận lớn khi có thêm cơ hội kiếm tiền. 

Theo Reuters

Theo Sao Đỏ

Giáo Dục Thời Đại

Trở lên trên