Trung tâm hành chính tập trung: Lực đẩy mới cho bất động sản
Xây dựng trung tâm hành chính mới tách biệt với trung tâm văn hóa đang là xu hướng thịnh hành trên thế giới, giúp thay đổi diện mạo quốc gia và tác động mạnh tới lên thị trường bất động sản.
Không chỉ ở Việt Nam, xu hướng tổ chức khu hành chính tập trung còn là xu hướng phổ biến trên toàn thế giới nhằm giảm tải áp lực hạ tầng và dân số tại thủ đô cũng như tập trung hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền. Cụ thể, tại Malaysia, thành phố Putrajaya, cách Kuala Lumpur 30km về phía Nam, hiện đang trở thành trung tâm hành chính mới, nơi diễn ra các hoạt động của khối hành chính sự nghiệp. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, thành phố Sejong, nằm cách thủ đô Seoul 120km về phía nam, giờ đây được gọi là trung tâm hành chính mới của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.
Không nằm ngoài xu thế đó, theo quy hoạch của Chính phủ, trụ sở các bộ ngành, cơ quan hành chính tại Thủ đô Hà Nội cũng sẽ được tập trung hoá. Cụ thể, theo thông tin gần nhất từ UBND Thành phố, 8 sở, ngành của Hà Nội sẽ được di dời về khu hành chính tập trung trên đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) vào giữa năm 2018. Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay, khu liên cơ hành chính tập trung gồm 2 tòa nhà 16 và 27 tầng do Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm chủ đầu đang được gấp rút hoàn thiện.
Thông tin này được coi là cú huých cho sự phát triển của thị trường bất động sản khu vực Tây Hồ Tây trong tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Tây Hồ Tây đã có nhiều khu đô thị lớn, sẵn sàng về mặt hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội cho bước nhảy thay da đổi thịt trong tương lai khi các khu hành chính công chuyển về đây.
Một chuyên gia bất động sản nhận định: “Tây Hồ Tây được quy hoạch trở thành trung tâm hành chính mới là câu chuyện đã có từ lâu. Tuy nhiên, với việc di dời các sở ngành về khu liên cơ trong năm nay, đây sẽ là bản lề mở ra tương lai sáng lạn cho khu vực.”
Theo phân tích của vị chuyên gia này, sự phát triển của trung tâm hành chính sẽ là “đầu tàu” tác động đến sự phát triển chung của khu vực như cơ sở hạ tầng, dân số hay cụ thể là giá bất động sản. Chẳng hạn, trong năm 2013, chỉ 1 năm sau khi Hàn Quốc chính thức khánh thành thủ đô hành chính mới Sejong, mức giá chung cư tại đây đã tăng chóng mặt, có dự án lên tới 40-50% (nguồn tham khảo tại: http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20131213000838).
Chính vì lẽ đó, quy chiếu về Tây Hồ Tây – trung tâm hành chính mới tương tự như Sejong hay Putrajaya, dù ngày càng có nhiều dự án phát triển trong khu vực này, nhưng sự quan tâm của khách hàng dành cho các sản phẩm bất động sản lại ngày càng tăng lên. Có thể kể đến một số dự án đang thu hút nhiều khách hàng như dự án Starlake, chung cư N01T4 khu Đoàn Ngoại giao, dự án chung cứ khu đô thị Nam Thăng Long và điển hình nhất là dự án Embassy Garden thuộc khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây.
Đặc biệt, các sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse) mang phong cách tân cổ điển của những dự án này luôn là lựa chọn yêu thích của giới đầu tư. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các dự án này vị trí đẹp, hạ tầng đồng bộ, nằm trong khu vực dân trí cao ở Hà Nội. Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng, cũng như việc di dời các cơ quan hành chính công về đây đã khiến giá các sản phẩm bất động sản liên tục tăng mạnh.
Chính vì thế, các sản phẩm “hiếm có khó tìm” lại đa công dụng như nhà phố thương mại sẽ là lựa chọn đầu tư tốt nhất khi chủ nhân vừa sở hữu một tài sản gia tăng giá trị, vừa có thể kinh doanh để gia tăng lợi nhuận lại vừa tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp. Hiện tại, thị trường cho thuê văn phòng tại khu vực này cũng trở nên sôi động hơn, đặc biệt khi giai đoạn hoàn thiện bàn giao của dự án Embassy Garden đang ngày một đến gần.