Trứng vịt lộn có bổ hơn trứng vịt? Chuyên gia chỉ cách ăn trứng của người "khôn"
Nhiều người cho rằng trứng vịt lộn bổ hơn rất nhiều trứng vịt thường. Dưới đây là những lý giải của chuyên gia giúp bạn lựa chọn cách ăn trứng tốt nhất.
- 23-07-2021Sai lầm khi ăn trứng vịt lộn có thể gây hại cho cơ thể nhưng nhiều người vẫn đang mắc phải
- 26-12-2020Ăn trứng vịt lộn tẩm bổ trong mùa đông đừng phạm phải 3 sai lầm này kẻo hại gan, thận và khiến bệnh thêm nặng
- 19-11-2020Trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn cứ tưởng bổ béo: Chuyên gia cảnh báo không nên!
- 21-07-2020Trứng vịt lộn rất tốt nhưng nhất định phải ăn kèm theo 3 thứ này để hiệu quả tăng gấp bội, tránh gây hại cho cơ thể
Mỗi loại trứng lại có giá trị dinh dưỡng riêng
Về mặt dinh dưỡng, trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13.6gr protein, 12.4gr lipid, 82 mg canxi, 212gr photpho và 600 mg cholesterol.
Ngoài ra, trong trứng vịt lộn còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Do vì vậy, trứng vịt lộn được người dân coi là món ăn có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay: "Trứng vịt lộn là dạng chuyển hóa từ dạng tích trữ các hợp chất sang dạng động vật sống (con vịt con). Ăn trứng vịt lộn về mặt dinh dưỡng sẽ cao hơn so với trứng vịt thường. Do quá trình chuyển hóa bên trong quả trứng để thành con vật, các chất được chuyển sang dạng protein sinh vật như là thịt vịt. Nhưng dạng protein trong trứng lộn dễ tiêu hóa hơn rất nhiều thịt vì ở dạng sơ khai.
Tuy giá trị dinh dưỡng trong trứng vịt lộn cao, hàm lượng cholesterol cũng rất cao. Do vậy, người mỡ máu, cholesterol cao thì không nên ăn thực phẩm này nhiều".
Trứng vịt lộn - Ảnh minh hoạ.
Theo chuyên gia, người béo phì, người già, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch nên hạn chế hoặc không ăn trứng vịt lộn nhiều, nếu muốn ăn chỉ nên 1 quả/tuần.
Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Với trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, 1 quả/ tuần là đủ. Trẻ thường xuyên ăn trứng vịt lộn sẽ dẫn tình trạng dư thừa dinh dưỡng có thể gây ra thừa cân, béo phì…
"Về dinh dưỡng, đúng là trứng vịt lộn nhiều chất hơn so với trứng thường. Nhưng để an toàn, giảm cholesterol xấu, và "khôn", thì ăn trứng thường sẽ tốt hơn. Trứng vịt thường cũng rất tốt do quả trứng đã tích lũy dinh dưỡng để con vật phát triển. Giá trị dinh dưỡng trong trứng vịt là rất cân đối. Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên ăn trứng gà vì lượng dinh dưỡng cao, cân đối và cholesterol thấp", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Còn theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, trứng là một tế bào, lòng đỏ là nhân, lòng trắng là bào tương. Trứng lộn là quá trình chuyển thành đa bào. Khi ăn trứng vịt lộn thứ nhất sẽ có thêm được các enzym; thứ 2 là thưởng thức ẩm thực.
"Trứng vịt lộn cũng vẫn có protein như trứng vịt thường nhưng lượng sẽ thấp hơn. Cái quan trọng nhất là trứng lộn sẽ có các hóc môn, các enzyme. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu ăn của mỗi người nên chọn loại trứng phù hợp cho mình. Mỗi loại trứng đều có giá trị dinh dưỡng riêng, nói trứng vịt lộn bổ hớn trứng thướng là rất khó", TS. Từ Ngữ nói.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách ăn trứng tốt và giữ được trọn vẹn dưỡng chất là trứng luộc chín lòng đào. Nên chọn trứng tươi để có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trứng đã bị ung, hỏng ăn vào sẽ hại cho sức khỏe.
Dù trứng là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều không tốt. Nên ăn trứng kết hợp đan xen với các thực phẩm khác.
Trứng cân bằng về đạm, axít amin nên khả năng tiêu hóa và hấp thu là rất tuyệt vời. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lòng trắng lại có chất lecithin giúp trung hòa cholesterol. Vậy khi ăn trứng nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.
Bị ung thư có cần kiêng trứng vị lộn?
Khi được hỏi người bệnh ung thư có cần kiêng trứng vị lộn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay tế bào ung thư là tế bào lạ và phát triển một cách không có kiểm soát, cạnh tranh dinh dưỡng với tế bào lành. Do vậy, bệnh nhân ung thư thường tử vong vì suy kiệt.
Do vậy, khi bệnh nhân đang điều trị ung thư không cần phải ăn kiêng. Người bệnh cần ăn đa dạng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể có đủ sức khỏe để chống lại căn bệnh ung thư. Nếu như bệnh nhân ung thư ăn kiêng khem quá nhiều có thể dẫn tới thiếu chất, suy kiệt và dễ tử vong.
Doanh nghiệp và tiếp thị