Trước những thử thách của cuộc sống, đa số chúng ta đều ngộ ra 6 điều này khi đã quá muộn
Hãy sử dụng trí não linh hoạt của bạn trong những khoảng thời gian khó khăn, để với bất kể điều gì xảy ra, bạn vẫn có thể thích nghi, đối phó và giữ bình tĩnh
- 27-10-20202 câu hỏi người tinh anh luôn đặt ra mỗi ngày, trả lời đủ thì việc gì cũng suôn sẻ, may mắn: Luôn có kế hoạch là cốt lõi của thành công!
- 24-10-2020Chỉ ai hiểu thấu 3 điều "ổn định" này mới có thể trở thành ưu tú: Bên trong lòng người chưa bình ổn, tiền tài, danh vọng càng xa tầm tay
- 23-10-2020Bài học quan trọng nhất về hạnh phúc từ nghiên cứu kéo dài nhất của Đại học Harvard: Đây là việc nên làm cả đời để viên mãn và thành công
- 19-10-2020Trải qua tuổi tứ tuần với 7 bài học sống mà ai cũng phải biết: Khó khăn chỉ là thử thách của sự trưởng thành, đời người không bao giờ là quá muộn
Bạn có thể đã trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống, công việc,tài chính, gia đình, cảm xúc trong vài tháng qua. Ngày này, nhiều người đề cao sự linh hoạt, thích nghi với những tiêu chuẩn mới của cuộc sống. Nhưng thực tế, dù có phải đối mặt với những thay đổi cơ bản trong cách sống, một số nguyên tắc sống vẫn đúng ngay cả trong những thời điểm khó khăn.
Trí não con người là thứ dễ điều chỉnh để thích nghi nhất. Nếu bạn có thể tìm ra những nguyên tắc đó để ứng phó với sự hỗn loạn, bản thân sẽ không bị sự hối thúc hay thụ động đè nặng, vì cuộc sống là một người thầy tốt. Dưới đây là 6 bài học nguyên tắc như vậy:
Không chắc chắn về tương lai cũng không sao
“Hãy yêu bản thân - chấp nhận bản thân - tha thứ cho bản thân - và đối xử tốt với chính mình, bởi vì không có bạn, thế giới sẽ mất đi nhiều điều tuyệt vời” - Leo F. Buscaglia
Trong thời gian có nhiều biến cố, điều quan trọng là phải biết chấp nhận thực tế, suy ngẫm về tình hình hiện tại và tìm cách giữ bình tĩnh. Cho dù các hoạt động thường nhật, thói quen, hành vi và mọi thứ trong cuộc sống có bị xáo trộn cũng không phải là vấn đề.
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức hoặc cảm thấy kiệt quệ về tinh thần và thể chất, chỉ cần tập trung vào những điều cần thiết hoặc đơn giản của cuộc sống. Để có một tâm thế vững chắc vượt qua khó khăn, bạn không cần phải lo về việc phải làm tất cả mọi thứ luôn đúng đắn, hay phải cố làm nhiều việc hơn trong tương lai. Chỉ cần sống thảnh thơi mỗi ngày để tâm trí được thoải mái trong những lúc có nhiều sự bất định.
Việc cảm thấy lo sợ hoặc vô định không phải vấn đề đáng lo ngại. Nếu bạn đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người yêu thương và quan tâm đến mình, đồng thời dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm cảm xúc bản thân và vượt qua. Mọi thứ đều sẽ ổn và mau chóng trôi qua.
Học cách bỏ qua để cải thiện sức khỏe tinh thần mạnh mẽ
Với mật độ tin tức 24/7 và vô số những lời khuyên, ý kiến từ chuyên gia, các tin xấu, cùng với việc không bị giới hạn về thời gian, địa điểm, cách thức truy cập thông tin như hiện nay, thì tình trạng quá tải thông tin là không thể tránh khỏi.
Nhiều người có những thói quen không tốt nhưng đã ăn sâu vào lối sống – ví dụ xu hướng xem tin tức suốt cả ngày - khiến họ lãng quên những điều quan trọng trong cuộc sống.
Tiến sĩ Ken Duckworth, giám đốc y tế của Liên minh quốc gia về bệnh tâm thần (Nami) cho biết: “Nếu bạn đang mất ngủ vì những gì đang xảy ra xung quanh hoặc chỉ có thể tập trung tâm trí vào những vấn đề của người khác, thì có lẽ bạn nên cân nhắc việc giảm sử dụng các phương tiện truyền thông đến mức tối đa mỗi ngày.”
Nếu bạn không kiên quyết về những gì cần chú ý, bạn sẽ tiếp tục lãng phí thời gian, công sức và cảm xúc cho những loại thông tin có rất ít giá trị đối với mình.
Tuân thủ thời gian biểu đơn giản nhất để cải thiện sự minh mẫn cho tâm hồn
Cách tốt nhất để sử dụng thời gian là lên lịch với nó. Hãy làm một thời gian biểu hàng ngày và lên kế hoạch tuân thủ nghiêm túc kể cả khi làm việc ở nhà. Điều này sẽ giúp bộ não luôn ghi nhớ rằng ta đang trong sự kiểm soát.
Tuy nhiên, không cần phải có nhiều công việc trong thời gian biểu đó. Có thể chỉ là một yêu cầu được hoàn thành trong năm phút, hay việc liên hệ với ai đó, hoặc cùng chia sẻ một hoạt động trực tiếp hoặc trực tuyến.
Việc phải đưa ra nhiều quyết định hơn về những hoạt động thường nhật, lề lối và nghi thức có thể gây ra mệt mỏi về tinh thần. Vì vậy, hãy cấu trúc hóa một ngày của bạn - tạo ngay cả những thói quen đơn giản nhất để khiến nó trở nên dễ dàng hơn.
Chào đón bất cứ điều gì mang lại niềm hứng khởi cho bản thân
Không phải lúc nào chúng ta cũng cần những sự kiện lớn để cảm thấy vui vẻ. Mà những khoảnh khắc vui tươi nho nhỏ cũng có thể nhanh chóng cộng dồn để mang lại hạnh phúc.
Nghiên cứu thậm chí cho thấy sự thường xuyên lặp lại của những trải nghiệm tích cực, nhỏ thậm chí có tác động lớn hơn đến sự hài lòng cuộc sống so với một vài sự kiện hay thành tựu hoành tráng.
Hãy dành thời gian quý báu cho gia đình - tận hưởng những cuộc trò chuyện, những cái ôm, âu yếm, tiếng cười, bữa ăn, v.v.
“Chính những niềm vui nhỏ, và thường bất ngờ trong cuộc sống, có thể khiến chúng ta mỉm cười mỗi ngày để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn cho bản thân và cho người khác”, Tiến sĩ Glenn Williams, Giảng viên cao cấp về Tâm lý học tại Nottingham Trent cho biết.
Các kết nối xã hội tích cực có thể cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng
Những sự trợ giúp xã hội tích cực có thể giúp chúng ta trong việc giải quyết căng thẳng. Do đó, hãy thường xuyên giữ liên hệ với bạn bè, gia đình và hàng xóm.
Ngày nay, công nghệ hiện đại đã giúp cho việc duy trì các mối quan hệ trở nên vô cùng dễ dàng. Kết nối với những người khác là cần thiết hơn bao giờ hết để giữ bản thân mạnh khỏe, hiệu quả, hạnh phúc và lành mạnh. Vì thế, hãy mạnh dạn. Bạn có thể tổ chức các cuộc họp mặt trực tuyến, gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho bạn bè. Miễn là giữ liên hệ và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.
Viết nhật ký về các trải nghiệm có thể giúp giảm căng thẳng
Việc viết về những trải nghiệm hàng ngày – những suy nghĩ, cảm xúc, những gì đã làm, bất cứ điều gì, …có thể có tác dụng trị liệu. Cụ thể, việc này có thể giúp bạn sống đúng khoảnh khắc, cải thiện tâm trạng, cảm xúc và biết cách tự thể hiện bản thân.
Kasee Bailey từ trung tâm chăm sóc sức khỏe Intermountain viết: “Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng viết văn biểu cảm (như nhật ký) từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, 3-5 lần trong bốn tháng, là đủ để giúp giảm huyết áp và cải thiện tinh thần đáng kể.”
Hơn nữa, viết những suy nghĩ ra giấy có thể giúp xác định các kiểu suy nghĩ làm bóp méo thực tế và gây căng thẳng. Nó cũng có thể giúp ta nhận thức tốt hơn về bản thân. Và càng hiểu rõ bản thân và những gì gây ra bất ổn cảm xúc, ta càng có thể dễ dàng thấu hiểu người khác.
Theo Medium