Trước thời khắc lịch sử, 3 thành phố mới của Việt Nam có kinh tế phát triển ra sao trong năm 2024?
Từ ngày 1/1/2025, Hải Phòng và Ninh Bình sẽ có thêm thành phố mới và riêng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chính thức lên thành phố trực thuộc Trung ương.
- 31-12-2024Sang năm 2025, những trường hợp sau sẽ được miễn thuế, phí khi sang tên Sổ đỏ
- 31-12-2024Hầm xuyên núi trên tuyến cao tốc 10.700 tỷ đồng đón tin vui ngày cuối năm 2024
- 30-12-2024Tỉnh tiếp giáp Hà Nội chuẩn bị "về đích" sân vận động lớn nhất miền núi phía Bắc: 22.000 chỗ ngồi, trị giá hơn 500 tỷ, đạt tiêu chuẩn quốc tế
Vừa qua, Quốc hội đã có Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của một số địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, Hải Phòng và Ninh Bình sẽ có thêm thành phố mới và riêng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chính thức lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
TP. Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
Theo Nghị quyết, từ ngày 1/1/2025, huyện Thuỷ Nguyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc TP.Hải Phòng với 17 phường và 4 xã. Sự kiện này giúp Hải Phòng trở thành "thành phố trong thành phố" thứ hai của Việt Nam sau TP. Hồ Chí Minh với TP. Thủ Đức - được thành lập theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 vào năm 2020.
Thành lập thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 269,10 km2 và quy mô dân số là 397.570 người của huyện Thủy Nguyên sau khi điều chỉnh.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tại Kỳ họp thứ 21 HĐND TP Hải Phòng, năm 2024, thành phố có 16/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND thành phố giao. Năm 2024, tốc độ GRDP của Hải Phòng ước đạt 10,55%.
Tốc độ tăng GRDP năm 2024 ước đạt 11%, là địa phương có năm thứ 10 liên tiếp đạt tăng trưởng ở mức 2 con số. Tốc độ tăng trưởng này thể hiện sự phát triển bền vững của Thành phố và vai trò động lực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng dự kiến đạt 13,8%, cao hơn mục tiêu (13,3-13,75%) cho thấy ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định, giữa vai trò động lực chính trong nền kinh tế
Khu vực công nghiệp hồi phục tích cực với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 33,25 tỷ USD, nhập khẩu đạt 25,48 tỷ USD tương đương tăng 9,5% và tăng 4,6% so với năm 2023.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 109.387,6 tỷ đồng, tương đương 111,8% dự toán Trung ương giao và 102,5% dự toán HĐND thành phố giao. Vốn đầu tư toàn xã hội tại Hải Phòng tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 9,4% so vói cùng kỳ năm 2023.
Đến năm 2025, Hải Phòng dự kiến sẽ tiếp tục định hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh, bền vững, nền kinh tế phát triển dựa trên 3 trụ cột công nghiệp – công nghệ cao, cảng biển – logisitcs, du lịch – thương mại.
TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Sáng 10/12, với 100% thành viên có mặt tán thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình.
Sau khi thành lập, thành phố Hoa Lư có diện tích tự nhiên là 150,24km2 và quy mô dân số là 238.209 người. Theo đó, thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của huyện Hoa Lư và toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Ninh Bình.
Mới đây, ngày 18/12, Hội đồng nhân dân thành phố Ninh Bình khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 23, nhằm đánh giá kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Theo đó, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển vững chắc, đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu, trong đó có 14 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.
Tổng sản phẩm xã hội (GRDP theo giá so sánh năm 2010) năm 2024 tăng 8,52%, vượt kế hoạch đề ra (Kế hoạch đề ra là 7,6%) . Trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 2,7%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,5%, riêng công nghiệp tăng 11%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; khu vực dịch vụ tăng 9,5%; thuế nhập khẩu, sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,29%.
Quy mô kinh tế ước đạt 98,9 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 96 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, đến hết năm 2024 tỷ trọng ngành dịch vụ là 48,2%; công nghiệp-xây dựng là 41,7%; nông, lâm, thủy sản là 10,1%.
TP Huế - Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam
Sáng ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương.Với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, nghị quyết đạt tỷ lệ đồng thuận cao, lên đến 95,62%.
Theo Nghị quyết, TP. Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với toàn bộ diện tích tự nhiên 4.947,11km2 và dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
Sáng 10/12, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 9. Tại kỳ họp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, trong năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,15%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.840 USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 12.880 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,1%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,9%. Nhiều loại hình du lịch được đưa vào khai thác, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sản.
Tổng lượt khách du lịch ước đạt trên 4 triệu lượt, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 1,3 triệu lượt; tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 8.500 tỷ đồng.
Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 10,4% do sản lượng một số sản phẩm chủ lực tăng và một số dự án tạo năng lực sản xuất mới đi vào hoạt động. Ước giải ngân kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 là 6.679 / 6.957, đạt 96% kế hoạch.
Dự kiến đến 2025, Thừa Thiên Huế chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt từ 8,5 - 9%. GRDP bình quân đầu người từ 3.200 - 3.500 USD. Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm 48 - 49%, công nghiệp và xây dựng 32 - 33%, nông nghiệp 9 - 10% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9%.
Nhịp Sống Thị Trường