Trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.
- 13-06-2021Người mắc bệnh lý về máu có thể tiêm vaccine COVID-19 không?
- 10-06-2021"Rich kid" Gia Kỳ rao bán 2 siêu xe Maybach tiền tỷ để "ủng hộ một ít" cho Quỹ vaccine phòng Covid-19
- 08-06-2021Người phụ nữ Hà Nội mua 2 tấn vải Bắc Giang để phát miễn phí, không nhận tiền ủng hộ mà hướng dẫn mọi người đóng góp cho Quỹ vaccine phòng Covid-19
Đến thời điểm này, Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng, sử dụng an toàn, hiệu quả và kịp thời trong số vắc-xin đã được cung ứng. Trên cả nước đã thực hiện tổng cộng tiêm 2.422.643 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 121.683 người.
Vaccine COVID-19 giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 - nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, từ đó làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
Tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Trước và sau khi tiêm vaccine, nên ăn uống gì để tăng cường sức khỏe
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người, giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: Sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, D
Vitamin C và vitamin E có tác dụng như những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong khi đó, vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn miễn dịch của cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa...
Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vaccine
Một số người sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể buồn nôn.
Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: Sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây... Nên uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.
Nên kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19
Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước.
Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong việc nhận biết ảnh hưởng do rượu hay vaccine.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe. Nên tránh nhóm thức ăn này trước và sau khi tiêm vaccine nói chung, vaccine COVID-19 nói riêng. Nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa phổ biến trong cuộc sống bao gồm: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên…
Pháp luật và bạn đọc